Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã phát đi tài liệu “HRW kêu gọi Việt Nam cải tổ gấp quyền con người trước kỳ kiểm định phổ quát sắp đến”. Tài liệu này tung tin, Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) kêu gọi Việt Nam cần khẩn cấp cải tổ quyền con người trước kỳ kiểm điểm phổ quát định kỳ tại Liên hợp quốc lần thứ 4 đối với Việt Nam dự kiến diễn ra vào năm 2024; xuyên tạc vu cáo Việt Nam vi phạm các luật lệ quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Chúng
ta chẳng lạ gì HRW một tổ chức thường xuyên đội lốt “giám sát nhân quyền” để tuyên
truyền xuyên tạc, tán phát những nội dung thông tin sai lệch, kích động các đối
tượng vi phạm các quy định về an ninh quốc gia, gây khó khăn cho việc bảo đảm
nhân quyền ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất
quán của Việt Nam. Những thành quả mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực bảo đảm
quyền con người là không thể phủ nhận. Nhà nước Việt Nam luôn xác định con
người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước; là
trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội; thúc đẩy và bảo vệ quyền con
người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Mọi chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam đều nhằm phấn đấu cho mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, phát triển đất nước
văn minh, phồn vinh, hạnh phúc, tất cả vì con người và cho con người đúng như
văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc
sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm
no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.
Tham
gia vào các công ước quốc tế về quyền con người là một chủ trương thường xuyên
và nhất quán của Việt Nam, thể hiện cam kết cũng như quyết tâm của Việt Nam
trong việc bảo đảm và thực hiện các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con
người. Theo Việt Nam, trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, pháp luật
có vai trò đặc biệt quan trọng. Từ nhận thức ấy, những năm qua, Nhà nước Việt
Nam đã có sự nỗ lực cố gắng rất lớn cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật về quyền con người.
Ngay sau khi giành được độc lập năm 1945, quyền con
người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và sau đó tiếp
tục được khẳng định, mở rộng trong các Hiến pháp năm 1959, 1980,1992, 1992.
Hiến pháp năm 2013, văn kiện pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận
một cách trang trọng, rõ ràng và toàn diện các quyền con người và nội dung các quyền
này đã được thể hiện xuyên suốt trong các chương, mục của Hiến pháp. Đặc biệt,
tại Điều 14, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và
pháp luật.
Các
quyền con người về dân sự, chính trị ở Việt Nam được bảo đảm một cách tích cực,
chủ động. Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của người
dân được bảo đảm. Việt Nam tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí và thông tin; quyền tự do hội họp và lập hội; quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo; quyền bình đẳng của các dân tộc; quyền sống, được tôn trọng
về nhân phẩm và bất khả xâm phạm về thân thể; quyền tự do đi lại và cư trú… của
người dân.
Việt
Nam nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ của các công ước quốc tế mà Việt Nam đã
tham gia. Việt Nam đã trình và bảo vệ thành công tất cả các báo cáo quốc gia
liên quan các công ước quốc tế về quyền con người. Việt Nam đã tích cực phối
hợp với các nước đóng góp cho mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
Những
thành tựu về đảm bảo quyền con người của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh
giá cao. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam trúng cử với số phiếu cao trở thành
thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Tổng Thư ký
Liên hợp quốc Antonio Guterres đã đánh giá: “Việt Nam là một đối tác quan trọng
của Liên hợp quốc, đã có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả vào các hoạt động
gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Mối quan hệ tốt đẹp này cần được tăng cường
hơn nữa trong thời gian tới để thúc đẩy hòa bình, sự phát triển bền vững và
quyền con người trên thế giới”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét