Ngày 8
tháng 8 năm 2023, Campuchia đã gửi thông báo tới Ủy hội Sông Mekong về dự án
kênh đào từ sông Bassac tới khu vực cảng biển ở tỉnh Kampot-Kep bên bờ Vịnh
Thái Lan. Chính phủ Campuchia đặt tên kênh đào này là “Funan Techo Canal”, hoặc
là “kênh đào Phù Nam - Techo”. Dự án này đã được phiên họp toàn thể Quốc hội
lần thứ 6, vào ngày 19/05/2023 thông qua và sau đó ngày 07/06/2023, Chính phủ
Campuchia đã ra quyết định thành lập Ủy ban liên bộ để triển khai dự án này.
Trước tình
hình trên, trên không gian mạng đã xuất hiện hàng ngàn bài viết, video, bình
luận về dự án kênh đào Funan và những tác động đến vùng ĐBSCL của Việt Nam. Điển
hình như bài viết “Kênh đào Funan ở Campuchia: chiếc đinh cuối cùng đóng vào
quan tài Đồng bằng Sông Cửu long” trên trang Đài Á Châu tự do – RFA. Trên trang
blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng Phạm Bá Hoa tán phát bài “Dự án kênh đào
Funan Techo Canal của Cam Bốt sẽ anh hưởng xấu đến Việt Nam”... Những bài viết
trên cùng với những bình luận tiêu cực trên khắp các nền tảng mạng xã hội kết
hợp với thực trạng vùng ĐBSCL đang đối mặt với mực nước lũ đầu nguồn thấp, mưa
ít kết hợp với hiện tượng El Nino sẽ gây khô
hạn và xâm lấn mặn gay gắt vào mùa khô càng làm nhân dân thêm lo lắng, hoang
mang, đồng thời gây tranh cãi, dư luận trái chiều trên mạng xã hội. Từ đó, kích
động nhân dân, yêu cầu Nhà nước Việt Nam có biện pháp mạnh để gây sức ép với
Chính phủ Campuchia ngừng triển khai dự án, truyền bá tư tưởng “cấm vận Cam,
bài Tàu, thân Mỹ” để giành lấy quyền lợi cho Việt Nam.
Tuy nhiên,
do chưa có các công bố chính thức của các bên liên quan, vì vậy bài viết sẽ tập
trung đánh giá một số lợi ích về kinh tế - xã hội tiềm năng đáng chú ý mà kênh
đào Funan được kì vọng có thể đem lại trong tương lai cho Campuchia và khu vực.
Với xu thế
hội nhập quốc tế hiện nay, việc triển khai dự án sẽ đem lại nhiều lợi ích không
chỉ riêng cho vương quốc Campuchia mà còn nhiều quốc gia khác, đặc biệt các
quốc gia trong khu vực Đông Nam Á lục địa. Vì vậy dự án sẽ có tiềm năng được
nhiều quốc gia tham gia hợp tác, đầu tư, giúp cho Campuchia có vốn, cơ sở hạ
tầng để thực hiện thi công kênh đào Funan.
Việt Nam và
Campuchia vốn là những đối tác thương mại thân thiết trong khu vực: “về thương
mại, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Campuchia tiếp tục giữ được đà
tăng trưởng tích cực. Năm 2021, kim ngạch thương mại song phương đạt 9,3 tỷ
USD, tăng 84% so với năm 2020, trong đó Việt Nam xuất sang Campuchia đạt 4,7 tỷ
USD, nhập khẩu từ Campuchia đạt 4,6 tỷ USD”. Ngoài ra, 2 nước luôn có sự đầu tư
cho những dự án của nhau, cụ thể: “Việt Nam hiện có 188 dự án đầu tư sang
Campuchia còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 2,846 tỷ USD,
đứng thứ 2 trong tổng số 78 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có đầu tư ra
nước ngoài; Campuchia có 21 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 64
triệu USD, đứng thứ 54 trong 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt
Nam”. Điều đó cho thấy rằng, trong những năm gần đây, 2 nước đã đạt được kết
quả tích cực trong hợp tác song phương. Cũng trong những năm 2019 - 2020,
Campuchia và Việt nam đã thực hiện kí kết: Biên bản ghi nhớ về phát triển và
kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia; Biên bản ghi nhớ về
hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại. Đây là nền tảng vững chắc cho quan
hệ thương mại song phương của hai nước.
Việc tích
hợp kênh đào Funan với tuyến đường sắt xuyên Á có khả năng thúc đẩy Việt Nam
thực hiện hoàn thiện các cơ sở vật chất, đảm bảo các quy định để xem xét mở một
tuyến sang Việt Nam ở các tỉnh phía Nam. Tiêu biểu là thành phố Hồ Chí Minh -
trung tâm tài chính của miền Nam. Khi thực hiện được sự liên kết này, quá trình
vận chuyển hàng hóa sẽ được giảm thời gian và chi phí hơn, tạo điều kiện cho sự
hợp tác ở biên giới giữa 2 quốc gia được nâng cao.
Do đó, trong
thời gian này, mọi người cần tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cảnh
giác, “tỉnh táo” trước “ma trận” thông tin trên không gian mạng, lắng nghe từ
nhiều phía, nhất là các trang thông tin chính thống của nhà nước để tránh vướng
vào “bẫy” tin rác trên mạng xã hội./.
Nguyễn Bá Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét