Những ngày vừa qua, lợi dung việc Quốc hội tiến hành lấy phiếu
tín nhiệm 44 chức danh. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá Đảng nhà nước
ta, chúng cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm là hình thức mị dân, thiếu dân chủ,
dân chủ hình thức, chỉ là công việc riêng của Đảng và những người đảng viên
trong Đảng không liên quan tới nhân dân để nhằm mục tiêu loại trừ lẫn nhau,
thanh toán các thế lực, phe cánh, nhóm phái đối lập trong Đảng, để xử lý các
phần tử không theo hệ thống chung; và từ đó cho thấy Đảng không tin vào chính
mình và Đảng toàn trị nhưng không đủ năng lực cầm quyền hay Đảng làm lu mờ và
vi phạm nguyên tắc Nhà nước pháp quyền. Thậm chí chúng cho rằng việc lấy phiếu
tín nhiệm đã được “sắp xếp từ trước”.
Có thể khẳng định rằng những luận điệu trên vẫn là chiêu trò cũ
của các thế lực chống phá Đảng, Nhà nước, nền dân chủ của chúng ta. Những luận
điệu trên là sai trái, vi phạm pháp luật Việt Nam.
Mục đích của Quốc Hội tổ chức lấy phiếu tín
nhiệm là vì lợi ích của dân tộc. Mục đích của lấy phiếu tín nhiệm làm cho công
tác cán bộ của Đảng ngày càng tốt hơn, ngày càng hoàn thiện hơn, giúp cho cán
bộ phục vụ nhân dân được tốt hơn. Lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức
vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị là việc làm có ý nghĩa quan trọng
đối với sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc. Lấy phiếu tín nhiệm góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ vào đánh giá cán bộ mà kết quả có giá
trị trực tiếp vào công tác đánh giá, bố trí, điều động và thực hiện chính sách
đối với cán bộ. Bên cạnh đó thông qua lấy phiếu tín nhiệm, bản thân từng cán bộ
mới nhận thấy rõ được mức độ uy tín, năng lực và phẩm chất của mình trước Đảng,
trước quần chúng và nhân dân, từ đó tự soi, tự tu dưỡng rèn luyện bản thân,
không ngừng phấn đấu vươn lên, không ngừng nâng cao trách nhiệm nêu gương,
trình độ, năng lực công tác để hoàn thiện bản thân, góp phần củng cố niềm tin
của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng. Việc lấy phiếu tín nhiệm đã
đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, kết quả cụ thể thực hiện chức trách được
giao và uy tín của người được lấy phiếu tín nhiệm bảo đảm tính dân chủ, khách
quan, công tâm, công khai, minh bạch. Đồng thời, lấy phiếu tín nhiệm đây cũng
là cơ sở trực tiếp cho quá trình chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp
nhiệm kỳ tới.
Bác Hồ từng nói cán bộ là cái gốc của công
việc, mọi việc thành hay bại đều do cán bộ tốt hay xấu. Bản thân Đảng ta cũng
khẳng định công tác cán bộ luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác
xây dựng Đảng, từ khâu phát hiện, tuyển chọn, bố trí, phân công, phân cấp quản
lý cán bộ; đánh giá cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, giới thiệu
ứng cử, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; kiểm tra,
giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện chính sách đối với cán bộ.
Những vi phạm trong công tác cán bộ của cấp ủy, tổ chức đảng, chi bộ và cán bộ,
đảng viên rất đa dạng, phức tạp, với phạm vi, tính chất, quy mô, mức độ khác
nhau ở từng cấp, từng loại hình tổ chức đảng. Xuất phát từ vị trí "then
chốt của then chốt", công tác cán bộ ngày càng được coi trọng hơn, đúng
mức hơn với vị trí, vai trò, có nhiều cách làm, quy định mới, hiệu quả cao hơn,
gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung; kiên quyết
ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa", bất kể người đó là ai; không có vùng cấm, không có
ngoại lệ.
Từ khoa học lý luận đến thực tiễn cách mạng
đã trải qua chứng minh trong học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta cho thấy công tác tự phê bình và phê
bình là quy luật phát triển của Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, tự phê
bình và phê bình là vấn đề có ý nghĩa then chốt trong việc xây dựng Đảng vững
mạnh, không ngừng nâng cao năng lực cầm quyền, lãnh đạo xây dựng đất nước thực
hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong chiều dài lãnh đạo các
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa Đảng ta
luôn khẳng định tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là
thước đo trình độ dân chủ trong Đảng, là ý thức trách nhiệm của Đảng với Nhân
dân. Thực tế đã chứng minh, ở đâu, giai đoạn nào, dù hoàn cảnh có khó khăn gian
khổ đến mấy nhưng tự phê bình và phê bình được tiến hành thường xuyên, có hiệu
quả thì ở đó, giai đoạn đó, tổ chức đảng phát huy được vai trò tiền phong gương
mẫu và ngược lại ở nơi nào, thời điểm nào tự phê bình và phê bình không được
tiến hành thường xuyên hoặc làm qua loa, hình thức là ở đó mất dân chủ, nội bộ
mất đoàn kết, tổ chức đảng không còn phát huy được vai trò lãnh đạo của mình.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ việc tiêu cực, tham nhũng ở một số
cơ quan, đơn vị, địa phương đã được Đảng ta chỉ ra trong thời gian qua là do tự
phê bình và phê bình trong nội bộ ít được quan tâm, tính chiến đấu trong sinh
hoạt không được đề cao. Nhiều trường hợp “mũ ni che tai”, thờ ơ, thấy sai không
đấu tranh, thấy đúng không bảo vệ, đùn đẩy, né tránh, ngại va chạm dẫn đến nội
bộ mất đoàn kết, tổ chức đảng yếu kém không phát huy được vai trò lãnh đạo của
mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét