Không chỉ nước ta mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới
muốn phát triển bền vững trong tương lai cũng đều phải quan tâm đến giới trẻ.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã làm thay đổi phương thức giao tiếp của
con người. Mạng xã hội không chỉ trở thành phương tiện phổ biến để kết nối mọi
người trên toàn cầu mà còn là công cụ để các thế lực thù địch, phản động đăng
tải những thông tin xấu độc. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải trang bị kiến
thức, định hướng cho giới trẻ “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”.
Mạng xã hội bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ đầu những năm
2000 và phát triển với tốc độ nhanh chóng, dần trở thành nhu cầu thiết yếu của
xã hội. Lượng người dùng mạng xã hội Việt Nam chủ yếu ở độ tuổi 18-35. Đây có
thể coi là “độ tuổi vàng” của dân số nói chung và là độ tuổi mà truyền thông
chính trị cần hướng đến.
Ngoài
việc được xem là một trong những kênh thông tin hữu hiệu tích cực, mạng xã hội
còn là “môi trường” thuận lợi cho một số cá nhân, tổ chức “lợi dụng” quyền tự
do ngôn luận, cung cấp những thông tin sai trái, thậm chí, có những thông tin
xuyên tạc, gây hại đến trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Điều đáng báo
động là những thông tin xấu độc đang tấn công giới trẻ.
Các
thế lực thù địch đã “đánh đúng” vào sự hiếu kỳ, thích khám phá của giới trẻ để
đưa lên mạng xã hội các thông tin “giật gân”, bôi nhọ danh dự cán bộ cao cấp
của Đảng, Nhà nước, Quân đội; khoét sâu vào những vụ việc tham nhũng, tiêu cực
trong xã hội để hướng luồng dư luận và kích động lớp trẻ tỏ thái độ bất mãn với
cái mà chúng gọi là “thảm họa của đất nước”. Chúng kêu gọi thanh niên trốn
tránh nghĩa vụ quân sự, đi theo cái gọi là “xã hội dân sự”, “tự do ngôn
luận”,..mà thực chất là phải bội lại Tổ quốc. Một số ít thanh niên đã sa vào
cái bẫy này.
Để giúp cho thế hệ trẻ nhận diện được bản chất âm mưu của
các thế lực thù địch, tỉnh táo, bản lĩnh, không để chúng lôi kéo, kích động,
các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội cần thực hiện đồng
bộ giải pháp, trang bị “vũ khí” để thanh niên tự bảo vệ mình và đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái thù địch. Trong đó, cần nâng cao nhận thức về vai
trò, vị trí của thanh niên và công tác thanh niên. Phải coi công tác chăm lo,
phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định
và phát triển bền vững của đất nước; là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu
dài của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Quan tâm đến quyền lợi
thanh niên, nhất là quyền được học tập, lao động, sáng tạo...
Đặc
biệt, cần kiên trì quan điểm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu” trong giới trẻ. Để làm
được điều này, cần phát huy vai trò của nhà trường, gia đình và các cơ quan báo
chí trong công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng cho thế hệ trẻ.
Trong đó, nhà trường phải không ngừng cải tiến nội dung và biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nhận diện rõ âm
mưu chống phá của các thế lực thù địch. Các tổ chức đoàn thể cần làm tốt công
tác tuyên truyền vận động, hướng các hoạt động thanh niên vào thực hiện các
nhiệm vụ chính trị, xã hội. Gia đình phải tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ
với nhà trường để quản lý giáo dục con em mình chấp hành nghiêm đường lối, chủ
trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các cơ quan báo chí cần
tăng cường các chuyên trang, chuyên mục “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”,
vạch trần bản chất âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, làm cho
thanh niên thấy được chống “diễn biến hòa bình” là một việc làm thường xuyên, toàn
diện trên mọi lĩnh vực.
Các cấp ủy, tổ chức đảng cần đa dạng hóa hình thức, phương
pháp tuyên truyền, giáo dục; nội dung linh hoạt, gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với
tâm lý thanh niên và điều kiện thực tiễn. Tăng cường giáo dục cho thanh niên
hiểu rõ, nắm chắc về lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó, xây dựng,
bồi đắp lòng yêu nước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, gia tăng sức mạnh chính
trị - tinh thần, làm động lực giúp thanh niên thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tổ chức đoàn các cấp cần chủ động, bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng cho thanh niên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng
của thanh niên để uốn nắn những biểu hiện tư tưởng lệch lạc; tránh để cho các
thế lực thù địch, phản động có cơ hội lôi kéo, mua chuộc thanh niên. Xây dựng
những đội thông tin viên phản ứng nhanh, xung kích; viết tin, bài, chia sẻ, lan
tỏa rộng rãi những thông tin tốt; đấu tranh phản bác những thông tin xấu, độc
trên các kênh truyền thông, mạng xã hội.
Khi cả xã hội đều đồng sức, đồng lòng đấu tranh với những
quan điểm sai trái, thói hư, tật xấu thì các cuộc tấn công của các thế lực thù
địch vào giới trẻ chắc chắn sẽ thất bại./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét