Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

TRẦN HƯNG ĐẠO MỘT TRONG MƯỜI VỊ TƯỚNG TÀI CỦA THẾ GIỚI, QUAN VÂN TRƯỜNG CHỈ LÀ VỊ TƯỚNG TRONG TRUYỀN THUYẾT

 

Dư luận xã hội trong những ngày vừa qua đã có những tranh cãi từ việc so sánh Quan Vũ tức Quan Vân Trường một nhân vật lịch sử được hư cấu lại trong các bộ phim của Trung Quốc với Trần Hưng Đạo- Một danh tiếng đời nhà Trần của Việt Nam. Nhiều người cho rằng Quan Vũ tài giỏi hơn Trần Hưng Đạo nên được thờ cúng nhiều hơn, người Việt thờ Quan Vũ nhiều hơn, coi trọng sức ảnh hưởng của Quan Vũ hơn. Đặc biệt các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này xúi dục, kích động, rêu rao làm mất bản sắc vắn hóa con người Việt Nam, cho rằng người Việt đang đánh mất dần bản sắc văn hóa của mình.

Có thể nói rằng, Trung Quốc là cái nơi nôi sản xuất phim truyện của thế giới, những bộ phim của Trung Quốc mang tính giải trí cao thu hút được lượng “Fan” đông đảo trên thế giới. Việc một bộ phận đông đảo người Việt Nam vì quá đam mê, ngộ nhận là điều không thể tránh khỏi. Nhưng việc mê phim, học theo phim hoặc ảnh hưởng của phim là một chuyện, việc đánh mất bản sắc văn hóa là truyện khác. Có thể nói bản sắc văn hóa của người Việt Nam được đúc kết từ ngàn đời xưa, trở thành giá trị thiêng liêng cao, quý, được đông đảo người dân gìn giữ, phát huy. Bản sắc văn hóa của con người Việt Nam không dễ dàng mất đi được.

Về vấn đề so sánh giữa Quan Vũ và Trần Hưng Đạo, đây là sự so sánh khập khểnh giữa hai nhân vật của 2 nước, ở 2 thời điểm lịch sử khác nhau. Tuy nhiên có thể nói rằng những công lao to lớn của Trần Hưng Đạo, với tài, đức hơn người, đã được thế giới vinh danh, ông là 1 trong 10 vị tướng tài của thế giới. Trong khi đó Quan Vân Trường không có tên trong danh sách này. Điều đó cho thấy sự nhìn nhận, bàn tán của một phận người dân về Quan Vũ chỉ mang tính chủ quan, cách nhìn một chiều, có lẽ do họ vì quá đam mê tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung mà có góc nhìn như vậy. Nói thêm về bộ phim, do nhà làm phim xây dựng, hư cấu để nó thêm phần hấp dẫn. Nội dung bộ phim vốn chỉ 3 phần thực, bảy phần hư; trong đó tác giải luôn ưu ái nhà Thục Hán của Lưu Bị nên viết có phần ca ngợi một chiều. Quan Vũ theo đó mà được phong là "Thánh võ" của Trung Quốc. Quan Vũ chỉ là một võ tướng, vì kiêu căng tự phụ mà mất mạng ở Mạch Thành, mất luôn trong địa Kinh Châu năm, là nguyên nhân sâu xa khiến Thục Hán suy yếu và diệt vong.

Ở Quan Vũ chúng ta thấy có sự tín, nghĩa, tuy nhiên so với Hưng Đạo Vương thì chưa đủ. Với Trần Hưng Đạo bỏ thù nhà vì tổ quốc và 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông thì cái trung nghĩa của Quan Vũ chỉ như hạt cát giữa sa mạc. Hưng Đạo Vương là một trong những anh hùng cổ kim hiếm gặp. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, giữ ấn tín để chỉ đạo toàn bộ quân dân nhà Trần ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông, đội quân được coi là thiên hạ vô địch thời kỳ đó. Hưng Đạo Vương mỗi khi ra trận thường sử dụng trường kiếm hoặc trường côn được bịt sắt nhọn một đầu, uy vũ cái thế, bạt sơn lấp biển, khiến cho giặc Nguyên Mông sợ vỡ mật. Hưng Đạo Vương văn võ toàn tài, bày binh bố trận khiến quỷ khóc thần sầu, là tác giả của hai bộ binh thư kinh điển là Vạn Kiếp Bí truyền tông thư, Binh thư yếu lược.

Luận về trung nghĩa và tầm nhìn thì rõ ràng là Quan Vũ thua kém Trần Hưng Đạo. Quan Vũ theo Lưu Bị nhưng ông ta có vết đen trong cuộc đời, khi thất trận ông ta đã đầu hàng Tào Tháo với lý do là để chăm sóc cho hai bà vợ của Lưu Bị. Sau đó vì Tào Tháo mà chém Nhan Lương, Văn Sú, giải vây Bạch Mã... được phong là Hán Thọ Đình Hầu. Điều này trong thời cổ đại là không phù hợp với tư tưởng trung quân, trung thần không bao giờ thờ hai chủ nhưng Quan Vũ từng thờ Tào Tháo. Lý do là để bảo vệ hai bà vợ Lưu Bị là không thuyết phục vì thời cổ đại trọng nam khinh nữ, ngay chính Lưu Bị cũng từng nói "anh em như tay chân, vợ con như áo quần". Tay chân gắn liền với cơ thể còn áo quần thì không có bộ này thì dễ dàng thay bộ khác.

An Sinh Vương Trần Liễu, cha Hưng Đạo Vương có mối thâm thù với Trần Thủ Độ khi Thủ Độ đem vợ của Trần Liễu gã cho em trai ông là Trần Cảnh (Trần Thái Tông). Trước khi qua đời, Trần Liễu dặn Hưng Đạo Vương là hãy ghi nhớ mối thù. Thế nhưng khi Nguyên Mông xâm lược nước ta, Hưng Đạo Vương bỏ thù nhà, lấy giang sơn xã tắc làm trọng, giữ ấn soái Quốc công Tiết chế để điều động toàn bộ quân dân nhà Trần để ba lần đánh bại quân Nguyên Mông. Con ông là Trần Quốc Tảng khuyên ông nên học Triệu Khuông Dẫn nhà Tống, là cuộc "binh biến Trần Kiều" để đoạt ngôi, ông định giết Quốc Tảng và dặn dò, khi ông qua đời thì đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng. Trần Hưng Đạo cũng chủ động làm hoà với Trần Quang Khải, tắm cho người em họ để thu phục lòng người, tạo sự đoàn kết vì mục tiêu diệt quân xâm lược. Làm được như Hưng Đạo Vương lúc bấy giờ thì chỉ thánh nhân mới có khả năng, tầm nhìn vĩ đại như thế.

Quan Vũ kiêu ngạo một đời, không xem ai ra gì ngoài Lưu Bị và Trương Phi. Tàn nhẫn với tướng sĩ dẫn đến việc My Phương, Phó Sĩ Nhân đầu hàng Đông Ngô. Cái kết là bị bắt sống ở Mạch Thành, bị Tôn Quyền trảm thủ. So với một số bộ tướng của Hưng Đạo Vương như Yết Kiêu, Dã Tượng...Quan Vũ chưa sánh kịp, đừng mang ông ta ra để so sánh với Đức Thánh Trần. Cái mà Hưng Đạo Vương thua Quan Vũ chính là khả năng tuyên truyền của hậu thế, Quan Vũ lên phim ảnh, sách báo nhiều và được hoành tráng hoá phục vụ ý đồ tuyên truyền cho tư tưởng trung quân, trung thành. Việt Nam nợ tiền nhân nói chung và Đức Thánh Trần nói riêng những tác phẩm, phim ảnh vag cách giáo dục lịch sử. Lĩnh vực này thì ta nên học Trung Quốc. Đừng mang Quân Vũ so sánh với Đức Thánh Trần. Đơn giản Quan Vũ chỉ là con đom đóm so với ánh trăng rằm Hưng Đạo Vương.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét