Lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông, những năm qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã tung nhiều thông tin xuyên tạc, luận điệu sai trái nhằm chống phá công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta.
Biển,
đảo nước ta là một phần lãnh thổ thiêng liêng, phần máu thịt không thể tách rời
và có vị trí hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta được Đảng, Nhà nước lãnh đạo các
lực lượng chức năng cùng các tầng lớp nhân dân thực hiện với nhiều giải pháp.
Thế nhưng, trên các mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok, Twitter,… có
nhiều tổ chức, hội, nhóm chống đối, của những người tự xưng là “nhà báo”, “nhà
dân chủ”, “công dân yêu nước”,... đưa ra các thông tin xấu, độc, luận điệu sai
trái, xuyên tạc về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề
bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Các
tổ chức phản động lưu vong như: “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm
thời”, “Triều Đại Việt”, “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, hội nhóm trá hình trong
nước như: “Lập Quyền Dân”, “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Tập hợp Quốc dân Việt”…
Các trang mạng “Tin tức hàng ngày”, “Báo tiếng dân”, “Luật khoa tạp chí”, “Thời
báo”, “Chân trời mới”; các trang báo nước ngoài: “BBC”, “RFA”, “VOA”, RFI” và
các tài khoản mạng xã hội như: “Thanh Hieu Bui”, “Nguyễn Văn Đài”, “Phạm Chí
Dũng”,… đã phát tán bài viết, tài liệu, hình ảnh, video xuyên tạc tình hình,
diễn biến phức tạp trên Biển Đông. Nhiều trang được đầu tư về tài chính, có hệ
thống máy chủ, đội ngũ kỹ thuật và chuyên gia bảo mật riêng.
Các
đối tượng chống đối đã viết, đăng tải nhiều bài đưa ra các luận điệu xuyên tạc
như: “Đảng, Nhà nước Việt Nam yếu hèn không dám sử dụng vũ lực”, “lãnh đạo Việt
Nam vẫn im tiếng trong căng thẳng Bãi Tư Chính với Trung Quốc”, “Chính phủ Việt
Nam luôn tìm cách bịt miệng báo chí”,… để kêu gọi biểu tình, bạo loạn lật đổ.
Chúng lợi dụng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc để kích động người dân tạo nên
các phong trào “bài Trung”, “thoát Trung” hay “thân Mỹ”, “liên minh quân
sự”…với các nước lớn. Chúng còn đưa ra luận điệu “đòi” đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập.
Đối tượng chúng hướng đến để tuyên truyền là những
người thường xuyên sử dụng mạng xã hội, nhưng trọng tâm, trọng điểm là các
thành phần bất mãn và các nhóm thanh niên, sinh viên “nhẹ dạ, cả tin”,… Từ đó,
chúng mong muốn tạo lập lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước ta. Dưới danh
nghĩa “đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo”, các đối tượng ở nước ngoài cấu
kết với số đối tượng trong nước tìm cách hình thành, phát triển cái gọi là “xã
hội dân sự” cùng các tổ chức, hội, nhóm bất hợp pháp.
Trước
âm mưu tung thông tin xấu, độc với các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch,
chúng ta cần nhận diện rõ và phê phán “luận điệu muốn giữ vững độc lập, chủ
quyền biển, đảo hiện nay thì phải “chống Trung”, “bài Trung” triệt để, phải
“tẩy chay khách Trung Quốc”, “tẩy chay hàng hóa Trung Quốc”.
Việt
Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông, biển
liền biển và có nhiều điểm tương đồng từ văn hóa, lịch sử cho đến thể chế chính
trị hiện nay. Quan hệ giữa hai nước tuy có trải qua nhiều thăng trầm nhưng tình
hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa nhân dân hai nước không ngừng được bồi đắp qua
nhiều thế hệ. Biển Đông là một phần quan trọng trong toàn bộ mối quan hệ
Việt - Trung. Vì thế, chính sách của Việt Nam luôn nhất quán. Chúng ta lên án
các hành vi xâm lấn trái phép của Trung Quốc, phản đối công khai, rộng rãi và
vận động dư luận quốc tế, sự ủng hộ của các nước, kiên quyết không lùi bước,
phát huy thế “chính nghĩa” của mình, đồng thời, tăng cường trao đổi, tích cực
đối thoại song phương giữa hai Đảng, hai Nhà nước.
Bảo
vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam là vấn đề hết sức thiêng liêng, nhưng cũng
hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài, không thể nóng vội, chủ quan. Hoàng Sa
và Trường Sa luôn trong trái tim của mỗi người Việt Nam. Trước sau như một,
Việt Nam kiên quyết và kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài
phán quốc gia và lợi ích của đất nước; kiên trì quan hệ hữu nghị với Chính phủ
và nhân dân Trung Quốc, giữ vững môi trường hòa bình và ổn định để phát triển.
Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết những bất đồng bằng biện pháp hòa bình
trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
(UNCLOS 1982); thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển
Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).
Trước
tình hình hiện nay, đòi hỏi các cấp, ngành nâng cao hiệu quả công tác nắm tình
hình, nghiên cứu, dự báo, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn, đặc biệt là
phương thức hoạt động mới của các thế lực thù địch trên không gian mạng để cùng
nhân dân phản bác, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” liên quan đến
tình hình biển, đảo. Cùng đó, tăng cường cung cấp thông tin chính thống về tình
hình Biển Đông và bảo vệ chủ quyền biển, đảo một cách kịp thời, chính xác,
khách quan, trung thực. Không để những “khoảng trống tâm lý, tâm trạng” trong
cán bộ, đảng viên và nhân dân cho các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc.
Văn
kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng
trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước… Tiếp tục
thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên biển, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không
trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét