Đối
ngoại quốc phòng Việt Nam là bộ phận quan trọng của nền ngoại giao Nhà nước
Việt Nam. Đối
ngoại quốc phòng Việt Nam hình thành và phát triển cùng với quá trình hình
thành và phát triển các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối
ngoại. Tuỳ theo tình hình và nhiệm vụ chính trị, quân sự trong từng giai đoạn
cách mạng mà Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương đối ngoại quốc phòng phù
hợp với tình hình thực tế.
Đối ngoại quốc
phòng là bộ phận, kênh đối ngoại quan trọng; tổng thể các hoạt động,
biện pháp hòa bình nhằm thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại, chính
sách quốc phòng trong quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, góp phần
thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham
gia gìn giữ hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới.
Trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, cùng
với hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước, ngoại giao nhân dân,
hoạt động Đối ngoại quốc phòng
không ngừng được đẩy mạnh theo hướng phát triển sâu, rộng cả về phạm vi và mức
độ hợp tác với các quốc gia, các tổ chức, định chế quốc tế, góp phần từng bước
đưa quốc phòng Việt Nam hội nhập thế giới.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo
của đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, thời gian qua đối ngoại quốc
phòng đã quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các quan điểm, đường
lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng
và có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu đối ngoại chung của cả
nước.
Công tác đối ngoại quốc phòng
đã góp phần tạo thế vững chắc cho hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, xây
dựng vành đai an ninh, duy trì môi trường hoà bình, ổn định, tạo điều kiện quốc
tế thuận lợi cho đất nước phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia;
đồng thời, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của quân đội, nâng cao uy
tín và vị thế của đất nước, của quân đội trên trường quốc tế.
Những thành tựu công tác
đối ngoại quốc phòng đã thể hiện nỗ lực rất lớn của tất cả các lực lượng trong
toàn quân. Bên cạnh đó, nghiêm túc kiểm điểm chúng ta thấy một số điểm còn tồn
tại cần sớm khắc phục. Đó là, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức kịp
với diễn biến tình hình, nảy sinh tư tưởng giản đơn không nắm vững các nguyên
tắc chỉ đạo trong hoạt động đối ngoại quốc phòng, chưa chú ý đến lợi ích quốc
gia, lợi ích quốc phòng- an ninh của đất nước trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ… điều đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động đối ngoại quốc phòng của quân đội
ta.
Nội dung hết sức quan
trọng có tính quyết định đến chất lượng hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng,
như Bác Hồ đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Như vậy, cán bộ quân
đội nói chung và cán bộ làm công tác đối ngoại nói riêng phải nêu cao trách
nhiệm của mình trong công tác đối ngoại quốc phòng, đồng thời thực hiện tốt các
nội dung sau:
Quán triệt đường lối,
quan điểm đối ngoại của Đảng và Nhà nước, các quy chế, nguyên tắc đối ngoại
quốc phòng và công tác lãnh đạo chỉ đạo, quản lý và tổ chức tiến hành các hoạt
động đối ngoại của đơn vị.
Đẩy mạnh tăng cường giáo
dục cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền thực hiện đường lối chính sách đối ngoại và
đối ngoại quốc phòng trở thành nhiệm vụ thường xuyên cấp thiết, không thể thiếu
đối với mỗi người.
Đồng thời, thuòng xuyên kiểm
tra, giám sát và quản lý các hoạt động đối ngoại quân sự của đơn vị; Tăng cường
phối hợp, kết hợp các hoạt động đối ngoại quân sự của đơn vị với hoạt động đối
ngoại của Đảng và Nhà nước, ngoại giao nhân dân. Làm tốt công tác bảo vệ chính
trị nội bộ, bí mật quân sự, bí mật quốc gia, phòng chống “diễn biến hoà bình”.
Song song với đó, chủ động
phát hiện, lựa chọn đội ngũ cán bộ đối ngoại quân sự; Đề xuất với cấp trên các
vấn đề quốc phòng.
Đường lối, chính sách
đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là sự vận dụng sáng tạo quan điểm CNM-LN, tư tưởng
HCM về công tác đối ngoại. Trước yêu cầu đổi mới của tình hình, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta luôn có sự phát triển mới cho phù hợp với thực tiễn đặt ra. Đường lối
đối ngoại đúng đắn đã nâng vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế,
đồng thời tạo ra cơ hội cho chúng ta phát triển kinh tế xã hội đất nước. Qua hơn 35 năm đổi mới, thực
hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá đã góp phần to lớn
vào sự phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Với thế và lực mới,
đối ngoại Việt Nam đã phát triển lên tầm cao mới: chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đưa các quan hệ quốc tế
đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định và bền vững, trong đó có sự đóng góp
quan trọng của đối ngoại quốc phòng…
góp phần
thực hiện
thắng lợi các mục tiêu phát triển của đất nước trong những năm tới, góp phần
bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ sớm, từ xa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét