KINH TẾ TƯ NHÂN
LÀ MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA
Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII), Đảng ta khẳng
định: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và có nhiều chủ trương, chính sách nhằm
khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Thế nhưng, đâu đó vẫn
còn những “học giả”, tự xưng “chuyên gia kinh tế” lại lớn tiếng cho rằng: Đảng
Cộng sản Việt Nam “đối xử bất bình đẳng với kinh tế tư nhân”, “chèn ép kinh tế
tư nhân”. Luận điệu trên từ chỗ phủ nhận phủ nhận đường lối, chủ trương phát
triển kinh tế của Đảng ta đến kêu gọi, kích động, lôi kéo đòi xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế nói chung, kinh tế tư
nhân của Đảng nói riêng là minh chứng bác bỏ các luận điệu sai trái trên.
Thời gian đầu cả nước thống nhất, đi lên chủ
nghĩa xã hội, Đảng cho rằng, có thể xác lập sớm một chế độ
công hữu, một quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa để lôi kéo, thúc đẩy lực lượng
sản xuất lạc hậu. Chính vì nhận thức chưa đúng như vậy, chúng ta đã nóng vội và
có phần duy ý chí khi xóa bỏ mọi hình thức sở hữu khác và chỉ chấp nhận hai
hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Chính điều này làm cho kinh tế tư nhân không có
“mảnh đất” để phát triển dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trong
những năm đầu cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội VI của Đảng đánh
dấu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Kể từ đây, nhận thức của Đảng ta về
kinh tế nhiều thành phần, về kinh tế tư nhân ngày càng đầy đủ, sâu sắc. Đại hội
VI, Đảng đã thừa nhận kinh tế nhiều thành phần trong quá trình phát triển kinh
tế bởi lẽ lực lượng sản xuất của chúng ta đang ở nhiều trình độ khác độ thì tất
yếu phải tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở
hữu. Đến Đại hội X khẳng định kinh tế tư nhân “có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của
nền kinh tế”. Đại hội XII, lần đầu tiên, Đảng ta khẳng
định: “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh
tế. Đây
là bước tiến quan trọng trong tư duy, quan điểm của Đảng về thành phần kinh tế
tư nhân. Việc Đảng ta xác nhận “kinh tế tư nhân là một động lực
quan trọng” trong phát triển đất nước, không chỉ xác nhận vai trò mới của kinh
tế tư nhân mà còn mở ra những cơ hội mới để thành phần kinh tế tư nhân phát
triển mạnh mẽ hơn.
Hội nghị Trung ương 5, khóa XII của Đảng đã đưa
ra quan điểm chỉ đạo để phát triển kinh tế tư nhân. Phát
triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là yêu cầu
khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Kinh tế tư
nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế tư nhân được
phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Phát huy phong
trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia góp
vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa hoặc Nhà nước
thoái vốn. Chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần
tự lực, tự cường, lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, gắn bó với lợi ích của
đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của các chủ doanh nghiệp. Phát
triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng vững mạnh, có ý thức chấp hành pháp
luật, trách nhiệm với xã hội và kỹ năng lãnh đạo, quản trị cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét