Đấu tranh đẩy lùi thái độ bàng quan, dao động về tư
tưởng xã hội chủ nghĩa
Có
thể khẳng định rằng, thái độ thờ ơ, dao động của một số cán bộ, đảng viên về tư
tưởng XHCN là “căn bệnh” rất nguy hại, biểu hiện đa dạng như: Dửng dưng, làm
ngơ, không quan tâm đến những sự kiện, sự việc diễn ra của đất nước, địa
phương, cơ quan, đơn vị cũng như trước khó khăn của đất nước, trong khi đó lại
có những lời lẽ chê bai, phê phán sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước
và chính quyền các cấp.
Biểu
hiện rõ nhất của việc thờ ơ, dao động về tư tưởng XHCN là những phát ngôn mơ hồ
về CNXH. Giọng điệu của họ là ngợi ca chủ nghĩa tư bản như hình mẫu của sự phát
triển hiện đại và xem cuộc khủng hoảng của CNXH thời gian qua là "bằng
chứng khách quan" của một thử nghiệm thất bại. Một số thái độ dao động
đáng lên án hơn là lên tiếng phê phán Đảng, Bác Hồ đã không lựa chọn con đường
phát triển tư bản chủ nghĩa để Việt Nam sớm “hóa rồng”, “hóa hổ” như một số
nước Đông Bắc Á. Họ cố tình lãng quên rằng, trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế
kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các chí sĩ yêu nước Việt Nam đã từng thử nghiệm những
con đường giải phóng dân tộc, phát triển đất nước khác nhau, trong đó có con
đường tư bản chủ nghĩa, nhưng tất cả đều không thành công. Trước tình hình đó,
đất nước và nhân dân đòi hỏi một con đường khác, con đường dẫn nhân dân Việt
Nam đến độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh
và Đảng ta đã khai mở từ mùa xuân năm 1930.
Hiện
nay, vẫn còn tình trạng một số cán bộ, đảng viên thờ ơ, dao động với nhiều vấn
đề của xã hội, trong đó có thờ ơ, dao động với tư tưởng CNXH và con đường đi
lên CNXH ở Việt Nam. Đây chính là kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng chống
phá. Bởi các thế lực thù địch luôn ráo riết đẩy mạnh hoạt động chống phá những
nước CNXH, trong đó có Việt Nam. Chúng tiến hành chiến lược “diễn biến hòa
bình” với nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tư tưởng, lý luận, với mục tiêu phủ nhận bản
chất khoa học, cách mạng nền tảng tư tưởng của Đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng và thành tựu sự nghiệp xây dựng CNXH của Việt Nam. Tính chất thâm độc
của các thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta
trong những năm gần đây là triệt để lợi dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội
với các chiêu trò “đổi trắng thay đen”, đưa các thông tin đúng-sai lẫn lộn và
xây dựng các “ngọn cờ” chống phá từ bên trong, kích động “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ. Nếu cán bộ, đảng viên thờ ơ, dao động sẽ dễ sa vào
những luận điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch.
Trước
tình hình trên, việc làm rõ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là cơ sở phản bác
thuyết phục, đanh thép các luận điệu sai trái, thù địch; củng cố niềm tin của
cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi
mới theo định hướng CNXH nhằm thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc.
Hiện
nay, đa số cán bộ, đảng viên là những người có tri thức, được học tập, công
tác, lao động trong điều kiện thuận lợi, do đó, cần hết sức tỉnh táo trước
những luận điệu sai trái, xuyên tạc về CNXH và con đường đi lên CNXH dưới những
hình thức khác nhau, trên những diễn đàn khác nhau, nhất là internet và mạng xã
hội. Khi thấy những thông tin trên mạng xã hội, cần tỉnh táo nhận diện nguồn
tin, tránh bình luận, chia sẻ tùy tiện. Điều này vô tình tuyên truyền cho các
luận điệu sai trái, thù địch. Bên cạnh đó, cán bộ, đảng viên cũng cần biết lợi
dụng thế mạnh của internet, mạng xã hội để tuyên truyền, lan tỏa những thông
tin tốt về tính ưu việt của CNXH, sự đúng đắn của con đường đi lên CNXH ở Việt
Nam theo phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Đối với cán bộ, đảng viên có
trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị cao, cần nêu cao tinh thần đấu
tranh trực diện với những quan điểm sai trái, thù địch thông qua việc viết bài
trên các sách, báo, tạp chí hay tham gia những diễn đàn báo chí, phát thanh,
truyền hình, mạng xã hội... Những sản phẩm đấu tranh trực diện đó thường có
tính lan tỏa mạnh mẽ đối với cán bộ, đảng viên, tác động trực tiếp đến tâm lý,
tư tưởng và định hướng dư luận trong cán bộ, đảng viên và quần chúng.
Thái
độ thờ ơ, dao động của một bộ phận cán bộ, đảng viên về tư tưởng XHCN là đáng
phê phán và cần có những biện pháp để chấn chỉnh kịp thời, nếu không xử lý dứt
điểm dễ dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Việc loại bỏ thái
độ thờ ơ, dao động của một số cán bộ, đảng viên về tư tưởng CNXH là góp phần
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ
Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN trong tình hình hiện nay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét