Bản chất quyền lực tối thượng ở Việt Nam là phục vụ nhân dân, Tổ quốc
Lâu nay, chúng ta đã cởi mở hơn, tin cậy hơn trong
những thảo luận nhiều vấn đề về đời sống xã hội. Xã hội chúng ta ngày càng công
bằng, dân chủ, văn minh hơn, trước hết do chúng ta đã biết tự cân bằng các khu
vực quyền lực, ứng xử đúng mực với mọi giai tầng xã hội. Điều này không phải
bây giờ mới diễn ra mà đã có từ thượng cổ. Đó chính là nền tảng văn hóa, tôn
giáo, tín ngưỡng phong phú, sâu sắc, toàn diện và luôn được các thế hệ người Việt
Nam vun trồng, bồi đắp.
Thời gian gần đây, một số “nhà dân chủ” trong nước
và ngoài nước cho rằng, bộ máy chính trị ở Việt Nam đã lộng quyền, tham nhũng
tràn lan, từ đó làm mất vai trò quyền làm chủ của nhân dân. Thực tế đó chỉ sự
đánh tráo khái niệm, đánh đồng giữa hiện tượng và bản chất nhằm chống phá Đảng,
Nhà nước và chế độ ta.
Với chế độ của chúng ta, từ khi đặt nền móng độc
lập (1945) đến nay, Hiến pháp và luật pháp của Việt Nam luôn hướng tới những
điều tốt đẹp, quyền lực tối thượng luôn để phục vụ nhân dân và Tổ quốc. Điều
này là bất di bất dịch. Gần 80 năm qua, chúng ta đã hết sức kiên định, đem tất
cả của cải và vật chất, trí tuệ và niềm tin, nhất quán với con đường đã chọn,
nhưng cũng biết cách linh hoạt để bảo vệ quyền lợi cao nhất của nhân dân, của
quốc gia, dân tộc.
Để giữ gìn sự liêm chính của chính thể, sự trong
sạch của bộ máy công quyền, những năm qua, chúng ta đã đẩy mạnh công cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kiên quyết "nhốt" quyền lực
trong lồng cơ chế. Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng không được chủ quan,
nóng vội, thỏa mãn; không được né tránh, cầm chừng, không "ngừng" ,
không "nghỉ"; vừa phải kiên quyết phát hiện, xử lý tham nhũng, vừa
phải kiên trì giáo dục, quản lý, ngăn ngừa không để xảy ra tham nhũng; đồng
thời phải luôn cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực
thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để
kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Trong xu thế thời cuộc và thời đại hôm nay, thế
giới chuyển động không ngừng với nhiều điểm nóng phức tạp, việc thực hành và
kiểm soát quyền lực một cách bền vững để phục vụ lợi ích của nhân dân và Tổ
quốc phải được đặt ra một cách có hệ thống trên nền tảng văn hóa Việt Nam. Bác
Hồ từng huấn thị: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Đó chính là phương
lược lâu dài của chính thể chúng ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, hội nhập quốc tế và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Xã hội Việt Nam đang phát triển nhanh, khá toàn
diện chính vì đã khơi dậy được nhiều nguồn lực và có cơ chế đúng đắn kiểm soát
tốt các khu vực quyền lực. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa diễn
ra nhanh, toàn diện đã và đang đặt ra không ít thách thức về quyền lực và thực
hành quyền lực, kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Một bộ phận cán bộ, trong đó có
những cán bộ cấp cao đã tha hóa biến chất, bị quyền lực, vật chất cám dỗ làm hư
hỏng bản thân đến mức phải bị kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự. Đây là bài
học đau xót về sự thiếu giám sát, kiểm soát dẫn đến tha hóa quyền lực.
Phải khẳng định rằng, gần 80 năm qua, kể từ ngày
lập quốc theo chế độ mới đến nay, việc thực thi quyền lực nhà nước của chúng ta
ngày càng đúng đắn, tốt đẹp hơn, vì sự tối thượng của nó chính là phục vụ nhân
dân và phụng sự Tổ quốc. Do đó, nếu “nhà dân chủ” nào không hiểu bản chất vấn
đề, cố ý đánh đồng giữa hiện tượng và bản chất, đánh tráo khái niệm giữa sự tha
hóa quyền lực của một bộ phận cán bộ với mục tiêu, bản chất thực thi quyền lực
tối cao thuộc về nhân dân của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, là điều đáng
phải phê phán.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét