NHẬN
DIỆN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN PHÁ HOẠI NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Cuộc đấu tranh bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái thù địch hiện nay
đối diện nhiều khó khăn, phức tạp do việc các thế lực thù địch, phản động, các
phần tử cơ hội chính trị triệt để lợi dụng công nghệ số để xuyên tạc, hướng
lái, lan toả thông tin xấu độc với các thủ đoạn nguy hiểm.
Các thế lực thù địch
triệt để lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ nhằm tận dụng đa dạng
các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là các mạng xã hội, xuất bản
báo chí điện tử ở nước ngoài. Tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài
chống phá Việt Nam (như VOA tiếng Việt, RFA, RFI, BBC Việt ngữ, HRW...) để
tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, hạ bệ uy tín lãnh tụ, gây nghi kỵ,
chia rẽ nội bộ; triệt để khai thác các sự kiện chính trị, ngoại giao, những vấn
đề nhân sự, nội bộ với các thông tin chưa được kiểm chứng để mở các chiến dịch
tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước ta.
Thời
gian qua, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức thể hiện
của tự do ngôn luận có sự biến đổi lớn. Internet, mạng xã hội trở thành công cụ
phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức bày tỏ quan điểm, tư tưởng, truyền bá thông
tin, thể hiện quyền tự do ngôn luận. Sức lan tỏa và ảnh hưởng của nó rất mạnh
mẽ và nhanh chóng, tạo được sự chú ý, quan tâm theo dõi của số đông người dân,
nhất là những người có ảnh hưởng trong xã hội. Tình trạng các hội, nhóm chia sẻ
những thông tin tiêu cực, thông tin sai trái, tin không rõ nguồn, chưa được
kiểm chứng… xuất hiện trên không gian mạng có xu hướng ngày càng gia tăng gây
tác động xấu đối với người sử dụng mạng nói riêng và việc giữ gìn an ninh, trật
tự xã hội nói chung.
Thực tế này đang đòi
hỏi các cơ quan chức năng cần sớm có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả cũng như
đặt ra yêu cầu mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội phải hết sức tỉnh táo để
không trở thành nạn nhân của "thế giới ảo". Thông qua các hội, nhóm,
người dùng có thể tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, đăng tải hay lan truyền thông
tin, hình ảnh thông qua tài khoản cá nhân của mình. Điều này mang đến những
nguy cơ khi quyền này bị lạm dụng, nhất là khi những người đăng tải thông tin
trên không gian mạng có quan điểm sai trái, thái độ cực đoan, có tư tưởng kỳ
thị, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ dẫn đến bị các thế lực thù địch lợi dụng,
lôi kéo, kích động. Hoặc vì động cơ cá nhân, một số trường hợp đã đăng tải
thông tin sai sự thật, xâm phạm đến lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp
của các tổ chức, cá nhân.
Thông qua các nền tảng
không gian mạng trong thời đại số, các thế lực thù địch sử dụng những tin, bài,
hình ảnh của báo chí chính thống trong nước, sau đó tô vẽ thêm bớt, đưa ra
những nội dung thật giả lẫn lộn, sai lệch để đưa lên mạng xã hội. Chúng lập ra
những trang/tài khoản núp dưới danh xưng của các cơ quan của Đảng, Chính phủ,
lãnh đạo cấp cao nhằm lôi kéo tâm lý hiếu kỳ của công chúng, đánh vào khoảng
trống thông tin mà báo chí chính thống trong nước chưa đăng tải hoặc cần thời
gian kiểm duyệt thông tin; ngụy tạo các bài viết dưới những tiêu đề giật gân
liên quan đến những vấn đề đang được dư luận quan tâm… Những thủ đoạn lợi dụng
nền tảng số nêu trên của các thế lực thù địch, phản động, phần tử bất mãn đã
dẫn dụ và lừa dối được một bộ phận người dân, nhất là những người có tâm lý
hiếu kỳ, tò mò muốn dò tìm các thông tin không chính thống. Những cái “bẫy
thông tin” mà các đối tượng thù địch, phản động, tổ chức thiếu thiện chí với
Việt Nam tung ra cũng đã khiến cho nhiều người nước ngoài không phân biệt được
thật giả và bị những dòng thông tin sai lệch này dẫn dắt.
Thực tế, những quan
điểm thù địch, xuyên tạc bản chất của Nhà nước Việt Nam XHCN hướng tới mục tiêu
làm thay đổi bản chất dân chủ của Nhà nước, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước nhằm làm chệch hướng. Bên cạnh các quy định của pháp luật, các biện
pháp quản lý không gian mạng từ cơ quan có thẩm quyền thì vai trò của dư luận
xã hội trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi đạo đức của con người thông
qua cơ chế giám sát cũng hết sức cần thiết. Cần nâng cao bản lĩnh, năng lực dự
báo, định hướng, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất để phát huy sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhất là sức mạnh tổng hợp của các “binh
chủng” công tác tư tưởng để thực hiện thắng lợi đồng thời cả hai mục tiêu: Bảo
vệ, phát triển, vận dụng sáng tạo nền tảng tư tưởng và đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch. Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao
trách nhiệm của người sử dụng mạng internet, nâng cao khả năng nhận thức và
năng lực tự sàng lọc thông tin của người dân và cộng đồng, hình thành thói quen
hành xử tích cực trên môi trường mạng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét