Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2023

 

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC CUỐN SÁCH CỦA TỔNG BÍ THƯ VỀ CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

 

Khi cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”.  trên mạng xã hội xuất hiện không ít các luận điệu xuyên tạc, phản động cho rằng việc xuất bản này là “nhằm đánh bóng tên tuổi của Tổng Bí thư”, vì “cuốn sách không hề có ý nghĩa gì ngoài việc mang tính mị hoặc quần chúng nhân dân”; “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam mãi chỉ là khẩu hiệu, hình thức”.

Chúng ta khẳng định rằng, cuốn sách về chống tham nhũng là cẩm nang quý báu về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tư tưởng nhất quán và xuyên suốt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Cuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ thêm một lần khẳng định rằng:

Thứ nhất, tham nhũng gắn liền với quyền lực và là vấn nạn của mọi quốc gia; ở đâu có quyền lực thì ở đó tất yếu đã, đang và sẽ có tham nhũng hoành hành, dù đó là thể chế chính trị nào, mà còn cho thấy phòng và chống tham nhũng là “một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ tham ô, lãng phí, quan liêu”, nên cần phải được tiến hành thường xuyên, kiên quyết, kiên trì, bền bỉ.

Thứ hai, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đẩy mạnh phòng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là “một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược”. Trong phòng và đấu tranh chống tham nhũng, thì “Trung ương không bao giờ nhụt chí”, “nếu ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”.

Thứ ba, đấu tranh chống tham nhũng phải thường xuyên, liên tục, kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ. Khi phát hiện sai phạm thì phải xử lý kiên quyết, nghiêm minh, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng, kỷ luật hành chính của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể và xử lý hình sự, không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào.

Thứ tư, nêu cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, đấu tranh chống tham nhũng. Đồng thời, chú trọng cả phòng và chống, với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật, nhằm tạo chuyển biến rõ rệt hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân.

Thứ năm, mỗi cấp ủy, mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên vừa phải chủ động phòng và đấu tranh chống tham nhũng “vừa phải cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta” như Tổng Bí thư đã nhấn mạnh…

Thực tế, giá trị của Cuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cực là không thể phủ nhận. Những giá trị cốt lõi cũng như những bài học kinh nghiệm thể hiện trong Cuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, mà còn cho thấy những trăn trở, tâm huyết và tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về công cuộc phòng, đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam không phải là “chưa được kiểm chứng” như các thế lực thù địch xuyên tạc, bịa đặt để bôi nhọ người lãnh đạo cao nhất của Đảng./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét