NHÂN QUYỀN -
CÔNG CỤ ĐỂ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
CHỐNG PHÁ VIỆT
NAM
Vừa qua, Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
đã ban hành quyết định thi hành án hình sự đối với bị cáo Lê Tùng Vân (90
tuổi; ngụ xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa) về tội "lợi dụng quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân". Lợi dụng vấn đề này một vài tổ chức nhân danh quốc tế về nhân quyền
gửi tới các quốc gia thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) nhằm tố cáo
Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, vi phạm nhân quyền. Những “thư ngỏ”, “thông cáo” của các
tổ chức này thực chất là việc lợi dụng chiêu bài nhân quyền để thúc đẩy các
quốc gia, tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ, hướng lái theo ý đồ
của họ; là công cụ nhằm can thiệp, gây khó khăn cho Việt Nam trong hội nhập
quốc tế, tham gia vào các hoạt động quốc tế, khu vực. Trong khi đó, chính những
tổ chức quốc tế nhân danh bảo vệ nhân quyền nói trên lại vi phạm các quy định
của quốc tế về nhân quyền.
Đầu tiên, họ
không được mắt thấy, tai nghe, tiếp nhận thông tin sai lệch nhưng họ lại đưa ra
kiến nghị rằng “Việt Nam là một quốc gia
vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và triền miên, không tuân thủ các cam kết, có
thành tích hợp tác kém với Hội đồng Nhân quyền (HRC)”. Đồng thời, họ tiếp tục
chụp mũ: Tình hình nhân quyền đang xấu đi ở Việt Nam như đàn áp các tổ chức phi
chính phủ, các nhà báo độc lập, các nhóm tôn giáo, những người bảo vệ môi trường
và đất đai, những người ủng hộ nhân quyền...
Từ nhiều năm
nay, LHQ luôn lấy Việt Nam là một điểm sáng về phát triển con người, nhất là
trong thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ về xóa đói, giảm nghèo, về công bằng
và tiến bộ xã hội. Việt Nam nằm trong số những quốc gia đạt tốc độ giảm đói
nghèo nhanh nhất thế giới.
Quyền con người ở
Việt Nam đã được thể hiện toàn diện, đầy đủ trong hiến pháp-đạo luật nền tảng của
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp
2013, đã quy định rất rõ các quyền dân sự, chính trị; các quyền kinh tế, xã hội
và văn hóa; các quyền của nhóm dễ bị tổn thương. Đặc biệt, Hiến pháp 2013 đã
dành riêng một chương gồm 36 điều chế định và hiến định rõ ràng các quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Đây là bản hiến
pháp được quốc tế đánh giá là đỉnh cao trong hoạt động lập hiến bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, nó phù hợp với thực tiễn Việt Nam và với chuẩn mực
quốc tế về quyền con người. Đơn cử như Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi
người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo”.
Cùng với hiến
pháp và các bộ luật, đến nay Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế
về quyền con người, như: Công ước về quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền
kinh tế, xã hội, văn hóa; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc;
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về quyền
trẻ em; Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo,
vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; Công ước về quyền của người khuyết tật...
Dù là quốc gia phải
chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh tàn phá, nhưng đến nay, chúng ta
có quyền tự hào, tự tin khi Nhà nước Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật
khá toàn diện, trong đó lấy con người làm trung tâm.
Như vậy, việc Việt
Nam được bầu là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 là
hoàn toàn xứng đáng. Đó là minh chứng xác đáng cho những thành tựu và nỗ lực
không ngừng của Việt Nam cho một cuộc sống tươi đẹp của nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét