Thứ Tư, 14 tháng 9, 2022

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC RẰNG “VIỆT NAM VI PHẠM TỰ DO TÔN GIÁO”

 

Có thể thấy rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo của Nhân dân luôn được tôn trọng và bảo đảm bằng hiến pháp và phát luật. Tuy nhiên, một bộ phận những kẻ có âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn luôn dùng những luận điệu đã cũ, lạc lõng, không ngừng vu cáo và xuyên tạc như “Việt Nam kìm hãm, đàn áp tự do tôn giáo của nhân dân”. Âm mưu sâu xa của chúng là muốn xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta, tiến tới xoá bỏ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà toàn Đảng, toàn Dân ta đang nỗ lực xây dựng. Trái ngược với những luận điệu của các thế lực thù địch, mỗi chúng ta có thể khẳng định ở Việt Nam bức tranh về hoạt động tôn giáo dân đa dạng và tự do theo khuôn khổ hiến pháp và pháp luật đã ban hành.

Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ Công hòa ra đời, Đảng và nhà nước đã quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về tôn giáo và tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển. Quyền tự do tôn giáo của Việt Nam được Hiến pháp và pháp luật quy định. Các quy định pháp luật đều nhằm thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo, đó là “mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo quy định của pháp luật. Việc truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và phát luật; không lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép người dân theo đạo cũng như bỏ đạo.”;  điều 24 Hiến pháp 1992 sửa đổi 2013 cũng quy định “ Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, hoặc lợi dung tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Quy định này góp phần tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì pháp luật của nhà nước ta còn có những quy định trừng trị những kẻ xâm hại đến lợi ích của tôn giáo, VD: tại điều 129, khoản 1 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi 2009) có quy định; “Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với ích của nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.

Tiếp tục thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo, tại kỳ họp Quốc hội khóa XIV ngày 18.11.2016, Quốc hội đã thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Ngày 01-12-2016, Chủ tịch nước ký Lệnh số 12/L-CTN công bố Luật tín ngưỡng, tôn giáo và có hiệu lực chính thức từ ngày 01.01.2018. Luật tín ngưỡng, tôn giáo gồm 68 điều, 9 chương, 8 mục thể hiện nhất quán chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; khắc phục những tồn tại, bất cập của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo 2004, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác tôn giáo. Đồng thời, phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Việt Nam hiện nay có 16 tôn giáo, với 43 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận và đăng ký hoạt động, với khoảng 26 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), 55 nghìn chức sắc, hơn 130 nghìn chức việc, gần 28 nghìn cơ sở thờ tự; 95% dân số có tín ngưỡng, tôn giáo. Đại đa số chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo nêu cao tinh thần yêu nước, “sống tốt đời đẹp đạo”. Các tổ chức tôn giáo thực hiện đúng đường hướng, phương châm hành đạo gắn bó với dân tộc; tăng cường hoạt động xã hội, từ thiện, đóng góp ngày một lớn cho công tác an sinh xã hội; các chức sắc tôn giáo tham gia vào đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ngày càng nhiều.

Như vậy có thể thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những đường hướng lãnh đạo đúng đắn, cùng với đó Nhà nước đã ban hành các công cụ pháp luật chính tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển và hướng tôn giáo theo con đường đúng đắn phù hợp với sự phát triển của xã hội Việt Nam, đồng thời bảo đảo các quyền tự do tôn giáo của nhân dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét