Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 đã đi vào lịch sử dân tộc, mở ra thời kỳ lịch sử mới,
có ý nghĩa trọng đại của dân tộc Việt Nam. Song, những năm gần đây cứ vào dịp
kỷ niệm sự kiện lịch sử quan trọng này, các thế lực thù địch, phản động lại
xuyên tạc, bóp méo sự thật, với giọng điệu bỉ ổi rằng: “Thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám là sự ăn may của lịch sử!” hay “không cần có cuộc Cách mạng tháng
Tám rồi Việt Nam cũng sẽ giành được độc lập; rằng 2-9-1945 không phải là ngày
Quốc khánh mà là ngày quốc hận, quốc nhục, quốc nạn, quốc tang”… Những bài viết
không chỉ mang luận điệu xuyên tạc lịch sử nhằm hạ thấp ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám, bôi nhọ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, sự vô ơn đối với các thế hệ cha ông
đã đổ máu xương để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đây là những luận điệu
phản khoa học, hoàn toàn bịa đặt.
Không thể phủ nhận giá trị lịch sử và ý
nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Tám
Cứ
đến hẹn mỗi năm, cả nước chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm chào mừng Cách mạng Tháng
Tám năm 1945, các thế lực thù địch nước ngoài, phần tử cơ hội chính trị lại
tăng cường các hoạt động tuyên truyền, chống phá, tung lên Internet với nhiều
bài viết xuyên tạc, bôi nhọ phủ nhận giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của
Cách mạng Tháng Tám. Từ cách nhìn ấu trĩ và giản đơn, họ đưa ra lập luận Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 thành công không phải là do sự lãnh đạo tài tình của
Đảng Cộng sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không phải là kết tinh sức
mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, mà thành công đó là một sự “may mắn” do điều
kiện lịch sử tạo ra. Đây chính là những luận điệu sai trái, phi thực tế, sai sự
thật.
Để
Cách mạng Tháng Tám giành thắng lợi trong mùa Thu lịch sử năm 1945, bằng trí
thông minh, tinh thần cách mạng triệt để, nghệ thuật lãnh đạo và phương pháp
cách mạng khoa học, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Nhân dân ta
trải qua 3 cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vô cùng gian khổ, khốc liệt, với
ba cao trào cách mạng: Cao trào cách mạng 1930 - 1931, với đỉnh cao là phong
trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936 - 1939)
và Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc (1939 - 1945). Trong thời khắc quyết
định của lịch sử dân tộc, Người đã ra lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa, “Giờ
quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem
sức ta mà tự giải phóng cho ta...” (1).
Để
giành thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, ngay từ năm 1939 Đảng ta đã trực tiếp
chuẩn bị cả về đường lối, căn cứ địa và lực lượng cách mạng để tiến tới khởi
nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến. Đảng ta xác định phải xây dựng căn cứ
địa cách mạng vững chắc ở Bắc Sơn, Cao Bằng, với các tên gọi khác nhau. Đặc
biệt, chúng ta đã xây dựng Việt Bắc thành căn cứ địa hoàn chỉnh; là “hình
ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam”; trong đó, Tuyên Quang được xác định là “Thủ đô
kháng chiến”. Việc xây dựng căn cứ địa vững chắc nhằm “tạo thế” quan trọng
để Tổng khởi nghĩa đi đến thắng lợi sau này.
Hoàn
cảnh lịch sử thời điểm tháng 8/1945 đã tạo ra thời cơ vàng để cả dân tộc đứng
lên làm một cuộc cách mạng giành độc lập, tự do. Đây là thời điểm mà quân Nhật
đã thất bại tuyên bố đầu hàng Đồng minh vào ngày 15/8/1945. Thời khắc này, Chủ
tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đây là một thời cơ quý và hiếm nếu bỏ qua
thì không bao giờ có nữa”, đồng thời Bác nêu rõ: “Dù có phải
đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập dân tộc”.
Lúc
này, quân Nhật hoảng loạn, quân Pháp chưa đủ sức quay lại, chính quyền tay sai
hoang mang cực độ, tạo điều kiện khách quan chín muồi, Đảng ta đã lãnh đạo toàn
thể dân tộc Việt Nam, triệu người như một, đồng lòng theo Đảng đứng lên bẻ gãy
gông xiềng lệ thuộc, tự giải phóng mình, làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám
năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân
dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Có
thể nhận thấy, trong cùng thời điểm năm 1945, không phải bất cứ nơi nào đang
chịu ách thống trị của quân Nhật đều có thể bùng nổ phong trào cách mạng và
thành công. Chỉ có quốc gia nào có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, có Đảng đề ra
đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, với tầm nhìn xa, trông rộng, dự báo
chính xác thời cơ cách mạng, chớp được thời cơ và tập hợp được sức mạnh của
toàn dân tộc, mới giành được thắng lợi. Điều này thể hiện thắng lợi của cuộc
Cách mạng Tháng Tám có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn đối với dân tộc Việt Nam.
Nó chẳng những khẳng định giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam đã
đồng tâm hiệp lực, chiến đấu quả cảm đã “vung ra nghị lực phi thường” nhất
tề đứng lên giành độc lập tự do mà còn khẳng định sự lãnh đạo tài tình sáng
suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứ không
phải là sự “may mắn” như bọn xấu vẫn tung tin, xuyên tạc; đồng thời, nhấn mạnh
giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Tám là không thể phủ
nhận được. Mọi mưu toan suy diễn, chống phá của thế lực thù địch về cuộc cách
mạng này đều không có giá trị.
Cách mạng Tháng Tám - Bản anh hùng ca
vĩ đại
Đánh
giá về Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đúng như nhà sử học Mông Cổ, TS Sanomish
Dashtsevel nhận định trong bài tham luận Hội thảo quốc tế “Việt Nam trong thế
kỷ XX”, tổ chức tại Hà Nội (tháng 9/2000), “Cách mạng Tháng Tám đã tạo
điều kiện cho Nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, giành được những thành tựu to
lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước. Cuộc Cách mạng tháng Tám
còn có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ ở các
nước châu Á và trên thế giới”.
Thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là bản anh hùng ca vĩ đại nhất trong lịch
sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, đưa nhân dân ta từ kiếp nô lệ lên địa vị
làm chủ; đưa Việt Nam từ một nước nhỏ trở nên có tên tuổi trên thế giới. Cuộc
cách mạng “long trời lở đất” đó, là thành quả đấu tranh bền bỉ gian khổ song vô
cùng anh dũng rất đáng tự hào của Đảng, quân đội và nhân dân ta. Đồng thời,
Cách mạng Tháng Tám đã sáng tạo ra những bài học lịch sử, để lại nhiều kinh
nghiệm quý báu cho cuộc kháng chiến lâu dài chống chiến tranh xâm lược của thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cách mạng Tháng Tám đã thực hiện đúng lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh “Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã khẳng định tính cách mạng, khoa học của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta, trước hết và chủ yếu là
do đường lối chiến lược và sách lược của Đảng đúng đắn ngay từ đầu, bảo đảm
thông suốt và quán triệt đường lối đó trong thực tiễn chuẩn bị khởi nghĩa và
khởi nghĩa, làm cho Đảng ngày càng vững mạnh và ăn sâu bám rễ trong quần chúng,
gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại theo lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa
Tháng Tám của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì có đoàn kết mới có lực lượng,
có lực lượng mới giành được độc lập, tự do”. Đồng thời, thắng lợi này
đã khơi nguồn để Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước đã giành được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đời sống Nhân dân được được nâng
lên, vị thế, uy tín của đất nước ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.
Thực
tế lịch sử nêu trên đã hoàn toàn bác bỏ luận điệu sai trái, tuyên truyền, xuyên
tạc của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị cho rằng, thắng lợi
của cuộc Cách mạng Tháng Tám “là sự ăn may của lịch sử!”. Sự thật hiển nhiên
chỉ có một, với chân lý đã khẳng định giá trị lịch sử to lớn và ý nghĩa
thời đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 luôn tỏa sáng và
không bao giờ bị phai mờ theo thời gian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét