Thời gian qua, các thế lực
thù địch đã ra sức công kích, xuyên tạc công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của
Việt Nam. Chúng cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã quá khôn ngoan khi đưa
vấn đề xây dựng Đảng thành vấn đề then chốt nhưng đó chỉ là kiểu “giật gấu vá
vai”. Tình trạng này tất yếu sẽ khiến Đảng đổ vỡ và tan rã”. Chúng hàm hồ dự
đoán, tình hình sẽ ngày càng có nhiều sự phản ứng quyết liệt của nhân dân chống
lại Đảng. Những suy luận vô căn cứ nhưng rất nguy hiểm vừa nhằm xuyên tạc, phủ
nhận công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; vừa nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng
và nhân dân.
Nhìn
nhận lại những chủ trương của Đảng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
trong thời gian qua thông qua những nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng như
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, có thể nhận
thấy tinh thần nghiêm túc trong tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới,
chỉnh đốn, giữ vững bản chất cách mạng, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững
mạnh, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và của toàn dân tộc.
Đây không phải là sự “chắp vá”, “giật gấu vá vai” như những luận điệu mà các
thế lực thù địch vẫn rêu rao mà nó thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của
Đảng trong việc “tự sửa mình” và đào tạo, huấn luyện cán bộ, đảng viên. Do đó,
cần có thái độ khách quan, công tâm khi xem xét những sai lầm, khuyết điểm của
Đảng. Cần tránh cả hai xu hướng xem nhẹ, bỏ qua những khiếm khuyết hoặc tuyệt
đối hóa, thổi phồng những khuyết điểm bởi cả hai xu hướng này hoặc là dẫn đến
thái độ chủ quan, lơ là; hoặc dẫn đến thái độ cực đoan, bất mãn. Sai lầm,
khuyết điểm của Đảng, nhất là của một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong
thời gian qua là một bài học đắt giá cho công tác xây dựng Đảng nhưng không vì
thế mà đánh đồng với đóng góp của biết bao thế hệ đảng viên với sự nghiệp cách
mạng của đất nước.
Có
thể nhận thấy, qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội, tinh thần chỉ đạo công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, nhất là thông qua việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngày
càng quyết liệt hơn, thực chất hơn với phương châm “không có vùng cấm”, “không
có ngoại lệ”. Tham nhũng được coi là một loại “giặc nội xâm” luôn được xử lý
một cách quyết liệt. Quyết tâm chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng được thể hiện rõ nét từ người đứng đầu Đảng, Nhà nước đến cả hệ
thống chính trị. Đúng như Đại hội XIII nhận định: “Công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện,
đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có
ngoại lệ”. Do đó, trong thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng,
phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm đã được xử lý nghiêm minh, đúng quy định
của pháp luật, vừa có tác dụng cảnh báo, răn đe; vừa siết chặt kỷ luật, kỷ
cương của Đảng; được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ; được dư
luận quốc tế đánh giá cao.
Báo cáo tổng kết công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 cho biết: 10 năm qua, cấp
ủy, UBKT các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168 nghìn đảng
viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBKT Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ
cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung
ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm
kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý,
trong đó có 8 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng
trong lực lượng vũ trang.
Do đó, không thể cố
tình phủ nhận những quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân
trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét