Thứ Hai, 11 tháng 4, 2022

THAM NHŨNG LÀ HIỆN TƯỢNG PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI HAY CHỈ LÀ HIỆN TƯỢNG ĐẶC THÙ Ở VIỆT NAM?

 Những năm gần đây, lợi dụng tình hình chống tham nhũng ở nước ta, đặc biệt là sự suy thoái đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả những cán bộ cao cấp giữ vị trí lãnh đạo ở các cơ quan Đảng, chính quyền, cơ quan kinh tế... Trước tình hình đó, những kẻ chống lại đường lối, quan điểm của Đảng ta, đã đưa ra luận điểm xuyên tạc, chúng cho rằng: “Nguyên nhân thực sự của tham nhũng là do cái hệ thống chính trị độc tài, độc quyền và độc trị, thành ra muốn giải quyết triệt để nạn tham nhũng thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải cải tổ hệ thống chính trị thành hệ thống chính trị đa đảng, đa nguyên”. Đây là một luận điểm vô cùng nguy hiểm, bóp méo, xuyên tạc sự thật mà bản chất là đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta, xóa bỏ hệ thống chính trị ở nước ta, cũng có nghĩa là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để Việt Nam đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện sớm trong lịch sử loài người, nó tồn tại trong mọi chế độ chính trị khác nhau, gắn liền với nhà nước và quyền lực. Có rất nhiều định nghĩa về tham nhũng, luật phòng chống tham nhũng của Việt Nam xác định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi”. Theo tài liệu của Liên Hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng, đã định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp đó là Sự lợi dụng quyền lực của nhà nước để trục lợi riêng”. Tổ chức Minh bạch quốc tế định nghĩa: “Tham nhũng là lạm dụng chức vụ công để hưởng tư lợi”. Như vậy bản chất của tham nhũng gắn liền với quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế và cho dù chế độ chính trị nào, chủ nghĩa xã hội hay tư bản chủ nghĩa, chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì vẫn có xảy ra nạn tham nhũng.


Vậy ở các nước có chế độ đa đảng, đa nguyên chính trị đã dẹp được hết nạn tham nhũng chưa? Mặc dù ở các nước đó luật pháp chống tham nhũng được quy định rất chặt chẽ, các đảng đối lập đấu tranh với nhau khá quyết liệt, nhưng tham nhũng vẫn xảy ra và nhiều vụ tham nhũng ở những người có quyền hành cao nhất của đất nước đó. Chúng ta có thể điểm ra những vụ tham nhũng nổi tiếng ở các nước có chế độ đa đảng đối lập, đa nguyên chính trị.


Vụ Watergate - Vụ bê bối về quyền lực chính trị để trục lợi từ 1972 - 1974 của Tổng thống Mỹ Richard Nixơn. Trước nguy cơ bị Quốc hội phế truất, ngày 9/8/1974 Tổng thống Mỹ Richard Nixơn buộc phải từ chức, đây là Tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước Mỹ phải từ chức khi đang là Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai. Cựu Tổng thống Philippines Joseph Estrada, Tổng thống Philippines từ 1998 - 2001 phạm tội tham nhũng phải ngồi tù chung thân. Tổng thống Nicaragua Arnoldo Aleman từ 1997 - 2002, ngay sau khi rời nhiệm sở năm 2002, vị Tổng thống đời thứ 81 của nước này bị bắt buộc tội tham nhũng liên quan đến 100 triệu USD trong các qũy của nhà nước thông qua các công ty vỏ bọc và tài khoản đầu tư giả ở Panama và Hoa Kỳ. Thủ tướng Ucraina (1996 - 1997) Pavlo Lazarenko đã biển thủ 200 triệu USD từ ngân sách nhà nước (tương đương nửa triệu USD/ngày trong thời gian làm Tổng thống) phải bỏ trốn sang Hoa Kỳ. Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye bị Quốc hội Hàn Quốc phế truất chức Tổng thống vào tháng 12-2016 do bà bị buộc tội tham nhũng dính líu đến vụ bê bối chính trị dùng quan hệ cá nhân để tăng ảnh hưởng và trục lợi tài chính. Theo tổ chức minh bạc quốc tế (Transparency International - TI) xếp hạng những quốc gia có nạn tham nhũng nhất thế giới năm 2013 lại là những quốc gia có chế độ đa đảng, đa nguyên chính trị như: Somalia, Afganixtan, Sudan, Libya, Iraq, Uzbekistan, Turkmenistan, Syria, Yemen, Haiti, Venezuela, Myanmar... đại bộ phận là các nước có bất ổn về chính trị và kinh tế gặp khó khăn. Ở những nước phát triển, nạn tham nhũng có giảm, nhưng cũng không phải là được dẹp bỏ hoàn toàn.


Như vậy cả lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng tham nhũng là một hiện tượng phổ biến trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và bác bỏ luận điểm cho rằng tham nhũng là một hiện tượng đặc thù ở Việt Nam, chỉ có ở những nước có chế độ một đảng lãnh đạo. Thực tế Đảng và Nhà nước ta chưa bao giờ và không bao giờ bao che, dung túng cho tội tham nhũng, tất cả những ai phạm tội tham nhũng, kể cả những người có chức, có quyền cao cấp, là ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng... đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc... Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói “Công tác phòng chống tham nhũng cũng đã được chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện ráo riết, quyết liệt, đạt được nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt đẹp, được nhân dân rất hoan nghênh, ủng hộ, đồng tình cao, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vượt qua mọi khó khăn, phức tạp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng cả trong quá khứ lịch sử dân tộc, đặc biệt từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Đảng đã đề xướng và tổ chức thực hiện cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi nạn tham nhũng rất kiên quyết, triệt để, đã đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, Việt Nam là một trong các nước có chế độ chính trị và sự ổn định chính trị nhất thế giới, được cả thế giới công nhận. Đó là một thực tế không ai có thể phủ nhận được, bác bỏ mọi luận điểm xuyên tạc của bọn phản động “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng, chỉ có chế độ đa đảng, thì nạn tham nhũng mới được dẹp bỏ”./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét