Do
vậy, các quyết định kỷ luật cán bộ các
cấp trên mọi lĩnh vực khẳng định công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được
triển khai quyết liệt, không khoan nhượng, không
có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, không có “hạ cánh an toàn”. Thời gian qua
việc tiến hành xem xét thi hành kỷ luật đảng có cả những đồng chí giữ cương vị
cao của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo chủ chốt các địa phương, đơn vị, sĩ quan cấp
tướng trong lực lượng vũ trang, đương chức hoặc đã nghỉ hưu, trong đó có nhiều
người giữ các cương vị lãnh đạo cao bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị truy tố đã
thể hiện rõ quyết tâm của Đảng trong việc làm trong sạch đội ngũ; với tinh thần
làm nghiêm từ trên xuống, không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, nhưng cũng
rất nhân văn, mục đích chính là làm cho tổ chức đảng, đảng viên thấy được vi
phạm, khuyết điểm của mình để sửa chữa, khắc phục. Điều đó đã khẳng định quyết
tâm chính trị cao của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp
ủy các cấp và bản lĩnh của ngành kiểm tra trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn
Đảng. Các tổ chức đảng sau khi được kiểm tra, giám sát đều đã quyết tâm khắc
phục, sửa chữa vi phạm khuyết điểm, siết chặt lại kỷ luật, kỷ cương, tập trung
lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt nhiều kết quả tích cực.
Với quyết tâm chính trị cao
của cấp ủy đảng các cấp bước sang nhiệm kỳ Đại hội XIII, công tác kiểm tra giám
sát tiếp tục khẳng định là một chức năng, phương thức lãnh đạo của Đảng, “là
thanh bảo kiếm của Đảng” nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và
hành động của các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp. Công tác kiểm tra, giám sát
sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống các quy định về kiểm tra, giám sát,
kỷ luật đảng và các quy định về phòng chống tham nhũng, lãng phí gắn với cơ chế
kiểm soát quyền lực và kỷ luật của Đảng, kỷ luật hành chính, xử lý bằng pháp luật gắn
với việc xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên
chức để cán bộ đảng viên “không thể tham nhũng”, “không dám tham nhũng”, “không
cần tham nhũng”. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế để bảo vệ, khuyến khích cán bộ,
đảng viên dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn, đi đầu trong đổi mới vì sự phát triển.
Việc đánh giá, xử lý các sai phạm cần đặt trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch
sử cụ thể để có quan điểm xử lý khách quan, đúng đắn, phù hợp; như vậy sẽ từng
bước làm trong sạch bộ máy các cơ quan tổ chức, cá nhân, đặc biệt là đội ngũ
cán bộ, đảng viên, “cái gốc” của mọi công việc. Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất
bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét