Quốc kỳ là biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc, là niềm tự hào của quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, không ít cá nhân có hành vi “xúc phạm Quốc kỳ” và đã bị pháp luật xử lý nghiêm minh, đơn cử như vụ án Huỳnh Thục Vy vào những ngày cuối năm 2021. Theo đó, ngày 01/12/2021, Cơ quan Thi hành án hình sự Công an thị xã Buôn Hồ tổ chức thi hành Quyết định thi hành án phạt tù đối với bị cáo Huỳnh Thục Vy (36 tuổi, trú tại tổ dân phố Hợp Thành 2, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ) sau 3 năm được tạm hoãn thi hành án vì đang có thai và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, bị cáo Huỳnh Thục Vy buộc phải chấp hành thi hành án phạt tù 2 năm 9 tháng về tội “xúc phạm Quốc kỳ” (Điều 351, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”). Ngay lập tức, các tổ chức nhân danh nhân quyền lên tiếng rầm rầm trên BBC, RFA “lên án” chính quyền Việt Nam. BBC cũng không quên phỏng vấn bị cáo Huỳnh Thục Vy về “sự kiện này”.
Từ vụ án Huỳnh Thục Vy, cần khẳng định rằng công tác
tư pháp ở Việt Nam được tiến hành theo đúng luật định, bản án đưa ra đúng
người, đúng tội, thể hiện tính nhân văn, bình đẳng và thượng tôn của pháp luật
Việt Nam. Nhận định trên là hoàn toàn khách quan bởi: Thứ nhất, bị cáo Huỳnh
Thục Vy vi phạm pháp luật Việt Nam mà cụ thể ở đây là hành động cố ý xúc phạm
Quốc kỳ. Đây không phải là xử oan cho bị cáo mà căn cứ trên hành vi sai phạm và
bị cáo cũng thừa nhận hành động xúc phạm Quốc kỳ của mình là có chủ ý. Sau khi
xúc phạm Quốc kỳ, Huỳnh Thục Vy đã đưa thông tin lên mạng để “khoe” và xem đó
như là một chiến tích. Thứ hai, sau khi bị kết án 2 năm 9 tháng về tội “xúc
phạm Quốc kỳ, Huỳnh Thục Vy đã lợi dụng kẽ hở từ chính sách nhân đạo trong Bộ
luật Hình sự Việt Nam để sinh con. Vì có con và nuôi con nhỏ nên Huỳnh Thục Vy
đã được tạm hoãn thi hành án 3 năm. Thứ ba, mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật và đều phải có trách nhiệm tuân thủ pháp luật. Hành vi sai phạm của
bị cáo đã rõ từ chính thú nhận của bị cáo: “Tôi cũng muốn qua đó thực hiện
quyền tự do biểu đạt của mình. Vì hành vi của tôi đối với lá cờ là một phần của
quyền tự do biểu đạt mà luật pháp quốc tế công nhận, bất chấp luật của Việt Nam
có chấp nhận hay không” (BBC). Huỳnh Thục Vy đang sống ở Việt Nam thì phải tuân
thủ luật pháp Việt Nam. Không ngụy biện rằng cô có thể làm bất cứ điều gì mà cô
“thích” và “bất chấp luật của Việt Nam có chấp nhận hay không”. Thứ tư, nếu
thích làm gì thì làm “bất chấp luật” có chấp nhận hay không thì không những ở
Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều là hành vi vi phạm pháp
luật và đều bị xử lý theo pháp luật. Thứ năm, Tổ chức Human Rights Watch có cái
tên tiếng Việt rất hay là “Tổ chức theo dõi nhân quyền”. Chẳng lẽ để “bảo vệ
nhân quyền” cho một người vi phạm pháp luật như Huỳnh Thục Vy mà tổ chức đã chà
đạp lên nhân quyền của nhiều người Việt Nam. Tóm lại, những hành vi xúc phạm cờ
Tổ quốc, xuyên tạc về ý nghĩa lá cờ Tổ quốc cần phải bị lên án, xử lý nghiêm
minh./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét