“Chủ nghĩa cá nhân” là cụm từ rất quen thuộc ở mỗi con người ta, không phải bây giờ mới có mà nó gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, có điều, ở từng mỗi cá nhân và từng giai đoạn lịch sử cụ thể thì chủ nghĩa cá nhân được biểu hiện ở cấp độ nào mà thôi. Chính vì thế, ngay sau khi cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến việc rèn dũa đội ngũ cán bộ, đảng viên, vì vậy, năm 1969 Người cho ban hành tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” là vì thế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “chủ nghĩa cá nhân là việc gì
cũng chỉ lo cho lợi ích của riêng mình, không quan tâm đến lợi ích chung của
tập thể. Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư
nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham
ô. Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng”. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá
nhân là kẻ thù của cách mạng, nó là nguồn gốc của những “căn bệnh” làm hư hỏng
đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tha hoá Đảng, chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân
thì cách mạng còn gặp rất nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây, chủ nghĩa cá nhân thể hiện qua sự nể
nang, né tránh, xu nịnh, thao túng quyền lực…, từ đó tìm mọi cách vun vén cho
lợi ích cá nhân, gia đình, dòng họ mình và những nhóm người cùng cánh, cùng
phe, chủ nghĩa cá nhân biến con người thành kẻ tham lam không có điểm dừng.
Chủ nghĩa cá nhân với nhiều biểu hiện khác nhau nhưng đều mang
lại những hệ luỵ lớn, tiềm ẩn nguy hại lớn cho quốc gia và dân tộc, vì vậy,
chúng ta phải áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ cả về giáo dục chính trị tư tưởng
đối với cán bộ, đảng viên lẫn các chế tài pháp lý, cùng với đó là sự giám sát,
kiểm tra từ bên trong lẫn bên ngoài…
Một trong những vấn đề là phải xây dựng cho được phẩm chất chính
trị đạo đức của cán bộ. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng phải được đặt lên
hàng đầu, sau đó mới đến công tác kiểm tra, giám sát , rồi xử lý nghiêm, kiên
quyết.
Nhưng hơn cả, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thấy được trách
nhiệm của mình, phải thực sự gương mẫu, các tổ chức đảng phải công tâm trong
công tác cán bộ nhất là khâu đề bạt, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ và điều quan
trọng là huy động được sự tham gia tích cực, rộng rãi hơn từ nhân dân, CBCS
trong cơ quan, đơn vị chắc chắn chúng ta sẽ hạn chế, tiến tới đẩy lùi được chủ
nghĩa cá nhân.
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu tranh thường xuyên, lâu dài, phức tạp, thậm chí có cả hy sinh, mất mát, đòi hỏi phải thực hiện một cách quyết liệt, triệt để với nhiều biện pháp đồng bộ, kiên trì và liên tục.
Trả lờiXóa