HTSST
Tin giả như một loại virus độc hại, nó xâm nhập, gây rối dư luận, gây rối lòng tin, thậm chí làm khủng hoảng niềm tin...
Thông tin bịa đặt
không phải đến bây giờ mới xuất hiện trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong điều
kiện công nghệ mới, phương thức truyền tin, nhất là mạng xã hội phát triển sâu
rộng thì tin giả càng thêm đất sống.
Tin giả như một
loại virus độc hại, nó xâm nhập, gây rối dư luận, gây rối lòng tin, thậm chí
làm khủng hoảng niềm tin. Các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính
trị lợi dụng điều này để xuyên tạc, kích động chống phá hòng gây mất ổn định
đất nước ta. Vì thế, phải đấu tranh mạnh mẽ để loại bỏ mối hiểm họa thật
sự này.
1. Tin giả,
trong từ điển tiếng Anh và truyền thông quốc tế sử dụng gọi là fake news. Bản
thân nó có nghĩa để chỉ tin rác, tin giả mạo được tuyên truyền nhằm cố ý lừa
bịp người khác.
Ở Việt Nam, trong
đời sống dân gian, loại tin đó được gọi nôm là “tin vịt”. Tin này dứt khoát
không bao giờ đúng với thực tế, nó được đưa ra để nhằm đánh lừa, tạo sự hiểu
sai về một vấn đề, sự kiện nào đó.
Đáng tiếc, tin giả
giờ đây không chỉ được lan truyền miệng từ người này sang người kia mà thông
qua các hiệu ứng truyền thông, mạng xã hội, nó lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Vì là tin bịa đặt, nên nó được cường điệu cho nên hàm chứa sự ly kỳ, hấp dẫn,
dễ đánh vào xúc cảm, tâm lý của những người mà độ “hóng” cao.
Thật buồn khi có
những cán bộ, đảng viên lại không phân tích đúng, sai, cả hữu ý và vô tình bị
dòng tin ấy cuốn đi. Chính vài người thân của tác giả bài viết này, trước một
vụ việc diễn ra cách đây không lâu về cái chết của một quân nhân, đã thường
xuyên lên mạng, xem, đọc các bài viết xuyên tạc sự thật về kết quả xử lý của
các cơ quan chức năng. Xem xong thì khẳng định như đinh đóng cột là đã cách
chức ông tướng nọ, bỏ tù ông đại tá kia...Bằng rất nhiều cách, kiên trì giải
thích, thuyết phục thì họ mới nhận ra rằng mình... tin sai!
Phải nói rằng,
những thế lực xấu đã rất kỳ công trong việc cắt ghép, dàn dựng nên những hình
ảnh có trong hàng chục clip, video ấy. Các thế lực phản động, thù địch và cơ
hội chính trị thì ra sức lợi dụng điều đó để tiếp tục xuyên tạc, kích động
chống phá hòng gây mất ổn định đất nước ta.
Bằng thủ đoạn không
nói cho có, có nói cho thật nhiều, nói nhiều ắt phân vân, ngả nghiêng và nói
mãi sẽ có người tin. Có thể nói, âm mưu, thủ đoạn này không mới nhưng nó rất có
tác dụng. Các bằng chứng nghiên cứu khoa học cho thấy, sai lệch niềm tin do
tiếp nhận tin giả giống như dịch bệnh lây lan. Khi cá nhân chia sẻ tin giả cũng
đồng nghĩa với “lây truyền” niềm tin độc hại.
Ở Việt Nam, tin giả
ngày càng xuất hiện nhiều và bỗng dưng trở thành một phần trong xã hội. Chỉ
riêng tháng 10 vừa qua, khi chúng ta bước sang giai đoạn mới thích ứng an toàn,
kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đã có tới 200.000 tin, bài viết giả mạo, tiêu
cực xuyên tạc Nghị quyết 128 của Chính phủ “thất bại toàn diện”; rằng người lao
động không được hỗ trợ; bịa đặt Bộ Y tế “ép buộc” trẻ em tiêm vaccine nhằm thu
lợi bất chính...
Các nước trên thế
giới cũng vấp phải nạn tin tức giả mạo, xuyên tạc. Ông Tedros Adhanom
Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo “Tin
giả lan nhanh và dễ dàng hơn cả virus, nhưng mức độ nguy hiểm thì không hề thua
kém”.
2. Trên thực
tế, tin giả không chỉ chiến thắng tâm lý hiếu kỳ, tò mò của độc giả mà nó còn
làm suy yếu các phương tiện truyền thông. Tin giả không chỉ hướng lái sai lệch
một bộ phận xã hội mà còn “dắt mũi” cả một số phóng viên, cơ quan báo chí. Tin
chưa được kiểm chứng từ cá nhân trên Facebook, Zalo... nhưng có những báo mạng
vẫn "nhanh tay" biến thành sản phẩm báo chí.
Thiết nghĩ, để
bảo đảm tính kịp thời, hiệu quả trong nhận diện, phòng ngừa, đấu
tranh mạnh mẽ, hiệu quả với nạn tin giả cũng như giảm thiểu tác động xã hội của
nó, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, liên thông của các cơ quan chức năng. Cần phải
có cơ chế phối hợp chặt chẽ nhưng linh hoạt, vận dụng nghiêm khắc chế tài, luật
pháp để xử lý nghiêm mọi cá nhân, tổ chức tung tin giả.
Tại Hội nghị công
tác công an trong phòng, chống dịch ngày 11-10-2021, Bộ Công an cho biết
đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường nắm, kiểm soát tốt tình
hình trên không gian mạng; xử phạt hành chính hơn 150 đối tượng đăng tải tin
giả, sai sự thật; ngăn chặn, yêu cầu gỡ bỏ 10.944 tin, bài viết, video chứa
thông tin xấu độc.
Con số trên cho
thấy, tin giả giống như rác rưởi hằng ngày làm bẩn nhà, bẩn phố, mà rác thì
phải quét, quét rồi nó lại có, cho nên phải quét thật mạnh, thường xuyên, liên
tục thì mới mong nhà luôn luôn sạch.
Luật pháp đã có
những quy định chặt chẽ, tất yếu Nhà nước phải can dự để chống lại tin giả, đòi
hỏi bộ máy quyền lực phải liêm chính, hiệu năng.
Tuy nhiên, vấn đề
truyền thông đến cộng đồng phải được đặt lên hàng đầu. Một nguyên tắc vô cùng
quan trọng trong xử lý tin giả đó là phải nhanh chóng cung cấp cho công chúng
những thông tin đúng đắn, chính thống. Càng là những thông tin mà công chúng
còn nghi ngờ, mơ hồ thì càng phải tăng cường cung cấp thông tin đúng để họ hiểu
đúng.
Tiến sĩ Yeung Yong
Uhm, chuyên gia truyền thông Hàn Quốc trong hội thảo khoa học quốc tế về quản
trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã nhấn mạnh tính
minh bạch và thời điểm công bố thông tin. Thông tin trung thực và thông tin
chính thống phải đến sớm, nhanh nhất có thể với người dân. Tiếc rằng, thực tế
hiện nay “tin giả đi được 2/3 trái đất thì tin thật mới chạy theo”.
3. Tin giả
nhưng hiểm họa lại thật. Tin giả thực sự là một loại virus độc hại, tác
động xấu đến nhận thức, hành vi cá nhân, từ đó làm ảnh hưởng đến an ninh, an
toàn xã hội.
Trước khi Nhà nước
“điều trị” bệnh này, mỗi cá nhân cần tự mình có trách nhiệm sàng lọc, tiếp nhận
thông tin trung thực, phủ nhận thông tin xuyên tạc, giả mạo để cuộc sống ngày
càng tươi đẹp.
Cần phải xử lý nghiêm khắc các trường hợp coi thường kỷ cương phép nước
Trả lờiXóa