HMH
Trong những ngày gần đây cả nước đang tập trung mọi nỗ lực để kiểm soát và xử lý có hiệu quả các nguồn lây lan do dịch Covid – 19 gây nên. Lợi dụng sự kiện này trên mạng xã hội, các đối tượng thù địch đã liên tục xuyên tạc, phát tán những thông tin sai lệch gây hoang mang dư luận về công tác phòng, chống dịch bệnh của chúng ta.
1.Sự xuyên tạc của các
thế lực thù địch về tình hình dịch bệnh và những nỗ lực phòng chống dịch covid
– 19 ở Việt Nam. Nhiều tổ chức phản động ở ngoài nước như: Việt Tân, Chính phủ
quốc gia Việt Nam lâm thời, các đài phát thanh VOA, RFA, Chân trời mới media,
Hội anh em dân chủ… đã cấu kết với những phần tử chống đối ở trong nước, lợi
dụng triệt để mạng xã hội để đăng tải những thông tin sai sự thật về tình hình
dịch bệnh và kết quả phòng chống Covid-19 ở trong nước. Chúng đã đăng hàng loạt
bài viết và rất nhiều hình ảnh được cắt ghép chứa đựng thông tin sai sự thật do
chúng tạo ra như: số người mắc bệnh, sự lây lan tốc độ nhanh trong cộng đồng
lớn gấp nhiều lần so với con số chính thức do Chính phủ Việt Nam công bố. Đặc
biệt là chúng đã dựng chuyện về số ca tử vong do dịch bệnh lên tới hàng chục
ngàn người và ngày càng gia tăng,…
Khi Chính phủ ban hành
Chỉ thị số 16/CT-TTg các thế lực thù địch đã xuyên tạc rằng: đây là Chỉ thị
mang tính áp đặt vi phạm dân chủ, nhân quyền của người dân,…từ đó làm cho một
bộ phận nhân dân hiểu sai lệch về quan điểm, chính sách đúng đắn của Đảng và
Nhà nước trong công tác chống dịch. Chúng còn trắng trợn xuyên tạc quy chụp cho
rằng: Trong đợt dịch lần này, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện là một chính phủ yếu
kém và thất bại thảm hại, ngay việc xử lý đơn giản là phân phối mặt hàng nông
sản cho bà con gặp trở ngại ngay tâm dịch, đem đi tiêu thụ mà cả hệ thống chính
phủ không thể làm được. Việc chính quyền áp đặt biện pháp phong toả cứng rắn,
nhưng không có những giải pháp thỏa đáng nhằm ổn định cuộc sống của người dân…
Rõ ràng, làn sóng dịch lần này với các chủng virus mới, sự lây lan nhanh chóng
dẫn đến việc sàng lọc, kiểm soát cũng rất khó khăn. Các hoạt động thông thương
hàng hóa, hỗ trợ người dân đã được Chính phủ rất quan tâm, đặc biệt là đời sống
của từng hộ dân, kịp thời hỗ trợ để bà con các vùng tâm dịch được yên tâm,
không hoang mang, lo lắng, nhưng phải đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối trong
phòng, chống dịch bệnh. Việc sử dụng các biện pháp phong tỏa là cần thiết nhằm
kiểm soát và hạn chế triệt để dịch lây lan, bùng phát sang các địa phương khác…
Tất cả các thông tin
của các thế lực thù địch tuyên truyền ở trên là nhằm gây nhiễu loạn thông tin,
tạo sự hoài nghi, hoang mang trong nhân dân về tình hình dịch Covid-19 tại Việt
Nam. Qua đó làm xáo trộn mọi mặt của đời sống xã hội, gây nghi ngờ, tạo sự đối
lập, mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Đồng thời tạo sự hoài nghi,
làm mất lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Đây là âm mưu hết sức
thâm độc để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý, điều hành
của Nhà nước trong xử lý dịch Covid-19. Vì vậy, chúng ta cần phải đấu tranh bác
bỏ.
2.Mọi người dân cần
nêu cao tinh thần cảnh giác, bác bỏ mọi thông tin xuyên tạc về tình hình phòng
chống dịch covid-19 ở Việt Nam. Theo thông tin mới nhất của Bộ Y tế, thì tất cả
các ca mắc mới đều nằm ở trong khu cách ly và khu phong tỏa, tình hình dịch
Covid – 19 đã cơ bản được kiểm soát chặt chẽ và có phương án xử lý hiệu quả,
kịp thời. Vì vậy, mỗi người dân cần phải thận trọng trong tiếp nhận và chia sẻ
thông tin. Theo dõi cập nhật các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước và kết quả phòng chống Covid – 19 được đăng tải trên các phương tiện
thông tin chính thống của Nhà nước cũng như trên Cổng Thông tin điện tử của các
cơ quan chức năng. Chấp hành nghiêm các quy định của Chính phủ, sự hướng dẫn
của các cơ quan chuyên môn về công tác phòng, chống dịch. Đồng thời, mọi người
dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước những thông tin bịa đặt, không đúng
về tình hình dịch bệnh. Kịp thời phát giác và phản ánh với cơ quan chức năng
khi phát hiện thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh đăng tải trên các
phương tiện thông tin nhất là mạng xã hội.
Trong quá trình tiếp
nhận thông tin cần phải có chọn lọc, không tiếp cận nguồn thông tin ở những
trang không chính thống. Mỗi người dân cần tự trang bị cho mình những kiến thức
hiểu biết cần thiết về pháp luật, xã hội đủ điều kiện để nhận diện rõ được các
thông tin xuyên tạc, giả mạo của các thế lực thù địch. Khi tiếp nhận một thông
tin lạ cần phải được kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn
nào, thông tin không rõ ràng cần phải loại bỏ. Chúng ta có thể kiểm tra tên
miền của trang mạng, những thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang
mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi “.vn”. Các trang mạng
chính thống của Việt Nam có tên miền “.vn” và có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ
thể rõ ràng trên trang. Trước khi đọc cần kiểm tra tên tác giả và đọc kỹ nội dung
để xác định thông tin thật, hay giả. Những tin tức giả thường hay bị lỗi chính
tả, có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay
đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện. Do vậy, chúng ta cần tỉnh táo, không tham
gia đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin sai sự thật, hình ảnh phản cảm, trái
với thuần phong mỹ tục văn hóa của dân tộc, hoặc bôi nhọ, xúc phạm danh dự của
tổ chức và cá nhân; thông tin trái với quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước, hoạt động vi phạm pháp luật, hoặc thông tin mà chưa rõ nguồn gốc,
chưa xác định được tính chính xác thông tin.
Mỗi người dân cần chấp
hành nghiêm pháp luật, đặc biệt là Luật An ninh mạng. Đẩy mạnh thông tin tích
cực, có ý nghĩa trong cuộc sống, đấu tranh, phê phán lên án hành vi sai trái vi
phạm trên mạng xã hội. Để chung tay chống lại dịch bệnh Covid – 19, cần có sự
chung sức, đồng lòng của toàn dân, nêu cao tinh thần cảnh giác, lên án và phản
bác những hành vi tuyên truyền thông tin sai sự thật, góp phần loại bỏ thông tin
tiêu cực, xây dựng một không gian mạng lành mạnh, hữu ích cho phát triển đất
nước.
Mọi người dân phải tích cực đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa