THT
Xuyên tạc tình hình tự
do báo chí Việt Nam là một chiêu trò luôn được những tổ chức, cá nhân cực đoan,
thiếu thiện chí, nhất là tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) thường xuyên
sử dụng.
Gần như đã trở thành thông lệ, ngày 21/4/2021, RSF lại đưa ra cái gọi là “Bảng xếp hạng thường niên về tự do báo chí” và được RFI, VOA, BBC, RFA,… các trang mạng phi pháp hùa vào đăng tải, kèm theo “bình luận” của một số nhân vật “có uy tín” của RSF. Trong Bảng xếp hạng này, RSF đã xuyên tạc, bôi nhọ trắng trợn tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, khi cho rằng Việt Nam là “một nhà tù lớn nhất trên thế giới dành cho các nhà báo và blogger”.
Thực tế cho thấy, bất
cứ tổ chức, cá nhân nào tôn trọng sự thật khách quan đều thấy rõ, ở Việt Nam tự
do ngôn luận, tự do báo chí được Nhà nước bảo đảm ngày càng tốt hơn. Điều đó
được thể hiện trên cả khía cạnh pháp lý và thực tiễn.
Trên
khía cạnh pháp lý, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng khung pháp luật về quyền tự do
ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin của công dân đầy đủ, đồng bộ, hoàn toàn
tương thích với luật quốc tế về quyền con người. Điều 25, Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, khẳng định: “Công dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,… Việc thực hiện các quyền này do
pháp luật quy định”. Theo đó, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật Báo chí, Luật
An ninh mạng, Luật Tiếp cận thông tin và các luật, bộ luật có liên quan, quy
định rõ về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công
dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá
nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo
chí.
Trên thực tế, với
khung pháp luật khoa học, phù hợp thực tiễn, rõ ràng, được Nhà nước ủng hộ, tạo
điều kiện bảo đảm cho nền báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Đến tháng
01/2021, ở Việt Nam có đầy đủ các loại hình báo chí, với 779 cơ quan báo chí và
hơn 21.000 người làm báo đã được cấp thẻ nhà báo. Các cơ quan báo chí thực sự
là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; cơ quan ngôn luận
của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, diễn đàn của nhân dân. Trong hành nghề, các cơ quan báo
chí, nhà báo luôn tuân thủ đúng pháp luật, thông tin trung thực về tình hình
đất nước và thế giới, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân. Với tôn
chỉ, mục đích của mình, các cơ quan báo chí không chỉ tuyên truyền, phổ biến,
góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới, mà còn góp phần ổn định
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu thông
tin, văn hóa lành mạnh của nhân dân; bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời, phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền
tự do ngôn luận của nhân dân; phát hiện, nêu gương “người tốt, việc tốt”, nhân
tố mới, điển hình tiên tiến; phòng, chống những hành vi vi phạm pháp luật và
các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Không những vậy, báo chí còn góp phần giữ
gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt
Nam; mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc; tham gia vào
sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp
tác, phát triển bền vững.
Để đảm bảo ngày càng
tốt hơn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm
đến phát triển internet. Đến nay, Việt Nam nằm trong top 20 nước có số người sử
dụng internet cao nhất thế giới, với 68,7% người sử dụng, cao hơn mức trung
bình của thế giới (51,4%). Có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam, internet đã trở
thành công cụ rất quen thuộc, là “một phần tất yếu” trong cuộc sống của mọi tổ
chức và cá nhân, nhất là trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ Tư; những tiện ích mang lại từ hệ thống internet nhanh chóng
được ứng dụng trong thực tiễn, nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí của mọi tổ chức, cá nhân. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống chính trị trong những năm
gần đây đã được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm; trong đó, công tác xây
dựng Chính phủ điện tử, Quốc hội điện tử đã có bước tiến mạnh mẽ, hướng tới
Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số là một trong những ưu tiên hàng đầu
trong giai đoạn 2016 - 2020 để tạo ra nền tảng vững chắc cho việc chuyển đổi số
toàn diện trong giai đoạn 2021 - 2030. Đánh giá của Liên hợp quốc về phát triển
Chính phủ điện tử, liên tiếp từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đều tăng hạng. Hiện,
Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia trên thế giới và đứng thứ 6 tại khu vực Đông
Nam Á. Vị trí xếp hạng về các chỉ số thành phần của Việt Nam năm 2020 có sự
thay đổi tương đối lớn: Chỉ số hạ tầng viễn thông xếp thứ 69, tăng 31 bậc so
với năm 2018; chỉ số nguồn nhân lực xếp thứ 117, tăng 3 bậc so với năm 2018,
v.v.
Hiện nay, một số hệ
thống thông tin nền tảng của Chính phủ điện tử đã được đưa vào vận hành, hầu
hết các bộ, cơ quan ngang bộ đã thực hiện kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản
điện tử qua Trục liên thông văn bản quốc gia. Nhiều đơn vị đã áp dụng chữ ký số
cá nhân trong gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý công việc trên môi trường điện
tử, như: Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và
Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc,... tạo sự thay
đổi về lề lối làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng như việc cung cấp dịch
vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Cùng với đó, thông qua các
trang mạng xã hội (Facebook, YouTube, Lotus, Viber, Zalo, Twitter,
Instagram...), người dân Việt Nam có thể tự do chia sẻ thông tin, hình ảnh,
clip, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về mọi vấn đề của đời sống xã
hội. Trong hệ thống chính trị, bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương ở
Việt Nam ngày càng có nhiều cơ quan, tổ chức sử dụng mạng xã hội để làm việc,
giải quyết các thủ tục hành chính, giữ mối liên hệ với người dân, nắm bắt và
giải quyết kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân.
Cùng với việc đảm bảo
ngày càng tốt hơn về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Nhà nước Việt Nam
cũng kiên quyết trừng trị những tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề này để có
những hành vi tung tin xấu độc, xuyên tạc, bôi nhọ, kéo bè, lập phái chống đối
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cơ quan chức năng Nhà nước Việt Nam đã điều tra,
bắt giữ, truy tố một số đối tượng vi phạm pháp luật, tự xưng là “Nhà đấu tranh
cho dân chủ”, “nhà báo tự do”,… dưới dạng là bloger chuyên viết bài, làm video
clip,… với nội dung xuyên tạc sự thật, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam,… hay là những lời “kêu gọi” lập đảng, lập hội… chống đối
chế độ để tung lên mạng (Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,…). Những
việc làm đó đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật, gây mất an ninh chính trị, trật
tự, an toàn xã hội, làm cho người dân vô cùng phẫn nộ. Vì thế, bắt giữ, điều
tra, xét xử, truy tố những đối tượng như trên là việc làm tất yếu, vừa đúng quy
định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, vừa nhằm bảo vệ quyền, lợi ích
chính đáng của mọi tổ chức và cá nhân. Việc RSF cho rằng Nhà nước Việt Nam điều
tra, bắt giữ, truy tố những kẻ trên là “vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí” và trở thành “một nhà tù lớn nhất trên thế giới dành
cho các nhà báo và blogger” là hết sức phi lý, xuyên tạc trắng trợn tình hình
tự do báo chí ở Việt Nam, chà đạp, bôi nhọ pháp luật Việt Nam, chuyên bảo kê
cho tội phạm, không xứng với tôn chỉ mục đích, danh xưng mỹ miều “Phóng viên
không biên giới”! Tự do là tuân thủ pháp luật, ở đâu có dân chủ thì ở đó có tự
do và Việt Nam là một đất nước như thế. Không ai có thể phủ nhận điều đó, chỉ
những tổ chức, cá nhân lòng dạ không trong sáng như RSF mới không thấy.
Mọi người dân Việt Nam phải luôn nêu cao cảnh giác, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của những phần tử phản động
Trả lờiXóa