TMT
Trên bloger của Baotiengdan có đăng bài viết của Phạm Phú Khải: “Đấu tranh vì dân chủ, hay vì sống còn”, có nội dung cổ súy cho bài viết của TS “đa cấp” Nguyễn Đình Thắng và con buôn dân chủ Jackhammer Nguyễn, cho rằng ở Việt Nam hiện nay đang mất dân chủ, người dân chỉ muốn ăn nên làm ra, muốn có công ăn việc làm tốt không biết đấu tranh đòi quyền dân chủ cho mình. Đây là chiêu trò quen thuộc của Phạm Phú Khải để xuyên tạc bản chất dân chủ và thực tiễn dân chủ đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, dân chủ ở Việt Nam là dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Đây là bản chất của chế độ chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Nội dung cơ bản của dân
chủ xã hội chủ nghĩa là tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Hiến pháp năm 2013
quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực của nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Từ ngày thành lập tới nay, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn nhấn mạnh quyền làm chủ của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định, dân chủ có nghĩa “dân là chủ” và “người dân làm chủ”, cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng, quần chúng là động lực của cách mạng. Sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của nhân dân, không có sự đoàn kết, sáng tạo của
quần chúng nhân dân thì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ thất bại. Dân
chủ chính là biểu hiện quan điểm giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội, là nhân
tố tạo ra sự ổn định, phát triển và thịnh vượng.
Thứ hai, thành tựu của sự nghiệp cách mạng sau 35 năm đổi
mới đã khẳng định, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trên tất
cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế, quốc
phòng – an ninh được quốc tế ghi nhận. Năm 2020, một năm đầy khó khăn của kinh
tế thế giới do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 nhưng chính sức mạnh của phát
huy dân chủ đã làm nên những điều kì diệu, GDP Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%;
quy mô kinh tế đạt 343 tỷ USD, đứng trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới,
tương đương và vượt qua một số nền kinh tế lớn trong khu vực, kể cả một số “Con
hổ” châu Á. Việt Nam là hình mẫu về chống dịch COVID -19 để các nước khác học
và làm theo. Ngày 16/12/2020 tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Báo cáo Phát
triển Con người toàn cầu năm 2020. Theo đó, Chỉ số phát triển con người (HDI)
năm 2019 của Việt Nam là 0,704, lọt vào danh sách các nước phát triển con người
cao và được xếp thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo Báo cáo Hạnh phúc
Thế giới 2021 (World Happinesss Report) của Liên Hợp Quốc công bố ngày
19/03/2021, Việt Nam tăng hạng từ thứ 83 lên 79 trong tổng số 149 quốc gia được
khảo sát. Có được thành tựu đó là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan
trọng nhất là do toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn quán triệt sâu sắc,
thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là chủ”, “dân là gốc”; nhân dân là trung
tâm, là chủ thể công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương,
chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng
của nhân dân; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, củng cố
và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ
nghĩa. Vì vậy, chúng ta đã khơi dậy và phát huy cao độ sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần lao động tích cực, sáng tạo, trách nhiệm của
toàn dân.
Trải qua 91 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn dựa vào dân,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, coi đó là mục tiêu và động lực của cách
mạng. Đó cũng chính là bài học quý báu để Đảng ta vượt qua muôn vàn khó khăn,
thử thách, để giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bài học đó giữ nguyên
giá trị trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới và hội nhập toàn cầu hiện
nay. Giữ vững và phát huy thành quả đã đạt được, trước mắt và lâu dài, dân chủ
ở Việt Nam tiếp tục được vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ” bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực
hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân
chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả trên thực tế phương châm “Dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Mỗi chúng ta cần nêu cao cảnh giác, không để các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá đất nước
Trả lờiXóa