Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

Những chiêu trò chống phá của địch


                       Đắc Khâm

Thời gian vừa qua, trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là những trang thông tin, tuyên truyền phản động liên tục đăng tải những bài viết vu cáo, xuyên tạc tình hình chế độ chính trị, xã hội ở nước ta, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trong số đó, trên trang blog Tiếng Dân, đối tượng Dương Quốc Chính tán phát bài: “Cộng sản hay không cộng sản”, chúng đã viết: “Khá nhiều người cho rằng thể chế hiện nay của VN hay TQ không còn là CS nữa, thậm chí còn bảo đó là cực hữu (?!). Vậy thực tế VN và TQ có còn theo thể chế CS hay không? Để trả lời câu hỏi này thì cần phân tích xem thể chế CS có những đặc điểm cốt lõi gì và thể chế hiện tại còn bao nhiêu đặc điểm, rồi mới rút ra kết luận. Bài viết nhằm mục đích chính là phân tích về thể chế CS và sự biến đổi của nó theo thời gian ở VN. Các bạn có tin bây giờ là CS hay không là tùy, vì dù sao đó chỉ là cái danh xưng, bản chất mới quan trọng.…”. Chúng ta thấy rằng đây là một dung xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn; nói xấu chế độ, nhằm hạ thấp uy tín, thanh danh của Đảng, là một chiêu bài nhằm làm rối loạn nhân tâm trước thềm Đại hội XIII của Đảng.

Đối với dân tộc Việt Nam, lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn. Tôi đưa ra ý kiến này dựa trên nhiều khía cạnh. Con đường phát triển của dân tộc Việt Nam đến đầu thế kỷ XX đánh dấu một bước chuyển quan trọng, với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930), đưa dân tộc phát triển theo một con đường phát triển mới - con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên cách mạng XHCN. Ngay trong Cương lĩnh thành lập Đảng đã xác định rõ: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Thực tiễn chứng minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo dân tộc thực hiện mục tiêu con đường đã lựa chọn, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đã xóa bỏ chế độ phong kiến, thuộc địa, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra thời đại vẻ vang của lịch sử dân tộc - thời đại quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên CNXH. Tiếp đó là thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt chống thực dân, đế quốc và các thế lực xâm lược biên giới, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước. Hiện nay, sau gần 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn: chính trị - xã hội ổn định, kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được khẳng định. Đó là sự thật không thể phủ nhận.

Như vậy, việc lựa chọn con đường quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên CNXH ở Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tiễn. Đây là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc, phù hợp với quy luật phát triển tất yếu, khách quan của thời đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét