Văn
Chung
Phát triển kinh tế tư nhân là một trong những chủ trương, quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay. Chủ trương, quan điểm trên được khẳng định trong văn kiện các kỳ đại hội của Đảng. Gần nhất, trong văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định rõ nội dung về phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:
Một là, tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán
của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, kinh tế tư nhân, nhất là tư bản tư nhân ở Việt Nam
hiện nay không phải là sản phẩm của xã hội cũ để lại, mà nó là sản phẩm của
công cuộc đổi mới, nó ra đời gắn liền với chính sách phát triển kinh tế nhiều
thành phần, với hiện thực hoá quá trình đổi mới tư duy lý luận kinh tế của Đảng
cùng với sự nhận thức rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong các
Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội IX, Nghị quyết Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá IX chỉ rõ: Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc
dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Đại hội
XII của Đảng tiếp tục khẳng định: Nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất
tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ
thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp
luật…
Như vậy, phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân
là chủ trương, quan điểm nhất quán, là vấn đề chiến lược lâu dài trong suốt
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Hai là, khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Những đóng góp tích cực của kinh tế tư nhân đối
với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua đã góp phần
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; huy động các nguồn vốn trong
nhân dân, trong xã hội vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước; tạo môi trường kinh
doanh, thúc đẩy phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện
thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH của Việt Nam…. Số liệu thống kê về kinh tế tư nhân
cho thấy, hiện Việt Nam có khoảng gần một triệu doanh nghiệp, chiếm hơn 90% số
doanh nghiệp của cả nước. Kinh tế tư nhân là
thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP trong suốt giai đoạn 1995 - 2020,
dao động từ 38 - 48% và sẽ tăng thêm
5% vào năm 2025 và đến năm 2030 ước đạt khoảng 60 - 65% tổng GDP của cả nước. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng,
không thể thiếu của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Với lẽ đó, Đại hội XII khẳng định: Kinh tế
tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Quan điểm đó của Đảng cho
thấy, đánh giá về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong Đại hội XII có bước
phát triển mới. Kinh tế tư nhân không những được xác định là một trong những
động lực của nền kinh tế mà còn là động lực “quan
trọng” của nền kinh tế nước ta hiện nay.
Ba là, tiếp tục
cải thiện môi trường, điều kiện kinh doanh, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển
trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Đại hội XII của Đảng chủ trương hoàn thiện cơ chế,
chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu
hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trong đó chú trọng hoàn thiện chính sách hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời
khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp
vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Đại hội XII của Đảng chủ trương khuyến
khích phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở “hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh
tế”, hỗ trợ phát triển “doanh nghiệp khởi nghiệp”, hình thành các tập đoàn kinh
tế tư nhân “đa sở hữu”. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Để hiện thực hoá chủ trương tạo môi trường, điều kiện
thuận lợi cho phát triển các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế tư nhân,
Đại hội XII của Đảng xác định tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo
môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Trong đó, mọi doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và
cạnh tranh theo pháp luật, doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực
then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những
lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Như
vậy, cả từ phương diện lý luận, cả từ phương diện thực tiễn vận động và phát
triển của đất nước từ sau đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm, chú trọng phát triển,
phát huy vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong sự nghiệp CNH-HĐH và xây
dựng CNXH ở Việt Nam. Đây là chủ trương, quan điểm hoàn toàn đúng đắn, cách
mạng và khoa học, phù hợp với điều kiện lịch sử và thực tiễn kinh tế - xã hội
của Việt Nam hiện nay.
Ấy vậy mà, trên trang blog Tiếng Dân, ngày 14/8/2020, đối tượng Dương Quốc
Chính tán phát bài “Cộng sản hay không cộng sản?”, nội dung xuyên tạc đường lối
phát triển kinh tế của Đảng ta, cho rằng: Đảng “kìm hãm” kinh tế tư nhân phát
triển…
Bản chất, Dương Quốc Chính
là một trong các đối tượng cơ hội chính trị, phản động, ấu trĩ về mặt nhận thức,
non kém về mặt tư duy lý luận và thực tiễn, hèn kém về mặt động cơ, mục đích, bạc
nhược, suy thoái về mặt tư tưởng, chính trị, đạo đức đã tán phát nhiều tài liệu,
bài viết trên các trang mạng phản động, điển hình trên trang blog Tiến Dân.
Tất cả những tài liệu, bài
viết mà Dương Quốc Chính và các thế lực phản động, bọn cơ hội chính trị tán
phát trên các trang mạng phản động đều nhằm mục đích chống đối lại Đảng, Nhà nước,
nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội của
Nhà nước, nhằm xóa bỏ chế độ XHCN mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã dày
công xây dựng. Đặc biêt, là trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng sắp diễn ra, các thế lực thù địch, phản động, bọn cơ hội chính trị,
chúng sẽ điên cuồng chống phá với nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc. Những âm
mưu, hành động ấy sẽ bị đập tan trước sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị,
của hơn 97 triệu đồng bào luôn một lòng, một dạ kiên định, tin tưởng, ủng hộ
tuyệt đối sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc ta. Niềm tin, ý
chí, sức mạnh ấy sẽ mãi mãi trường tồn cùng với sự trường tồn, lớn mạnh không
ngừng của dân tộc Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét