Đúng
ngày này cách đây 74 năm (ngày 31-5-1946), trong bối cảnh tình hình đất nước
đang gặp muôn vàn khó khăn, phức tạp sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công,
“theo mệnh lệnh của Chính phủ và ý chí của quốc dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh với
tư cách là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (DCCH) lên
đường thăm Cộng hòa Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp. Chuyến thăm của Người
là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam
trong những năm 1945-1946 để cứu vãn nền hòa bình trong khi thực dân Pháp đang
quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa.
Đến nay, đã có khá nhiều bài báo, công
trình nghiên cứu để cập, phân tích, lý giải về lý do, mục đích của chuyến thăm
đặc biệt này trong lịch sử ngoại giao, kéo dài hơn 4 tháng (từ 31-5 đến
20-10-1946), của một nguyên thủ quốc gia, giữa lúc đất nước đang đứng trước bao
thử thách hiểm nguy. Sang đến Pháp, Người đã chủ động, khẩn trương triển khai
nhiều hoạt động, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nhằm tăng cường tình
hữu nghị và đoàn kết quốc tế, sự hiểu biết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân
Pháp, bạn bè và nhân dân các nước trên thế giới. Không dự Hội nghị
Phôngtemơblô, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp theo dõi và chỉ đạo phái
đoàn đàm phán của Việt Nam do Phạm Văn Đồng dẫn đầu trong cuộc đấu tranh ngoại
giao với phía Pháp; tiếp xúc nhiều lần với phải đoàn thương thuyết Pháp bên
ngoài lâu dài Fontainebleau. Trong các cuộc tiếp kiến, Chủ tịch Hổ Chí Minh nêu
cao nguyện vọng hòa bình, sự nghiệp chính nghĩa và thiện chí của nhân dân Việt
Nam, tranh thủ tình cảm hữu nghị của nhân dân Pháp. Người nêu rõ quan điểm về
quan hệ Việt Nam và Pháp trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự,
văn hóa.
74 năm
nhìn lại nơi Bác đến thăm 1946 cũng chính là nơi đã đề xuất khẩu hiệu rất nổi
tiếng đó là “TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI” dù dã tâm xâm lược của thực dân Pháp khi
đó đã lộ rõ, nhưng Bác vẫn điềm nhiên, tự tại đi thẳng vào hang ổ kẻ thù với
một khát vọng cao nhất là để cứu vãn một nền hòa bình, tránh đổ máu cho cả hai
bên. Bác của chúng ta là vậy đấy: làm tất cả vì hòa bình, mọi hành động, ý chí
đều hướng đến hòa bình cho Nhân dân Việt Nam và cả Nhân dân ở quốc gia khác
chừng nào còn có thể, dù chỉ là một cơ hội nhỏ nhoi./.
Tường Mạnh
Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn soi sáng cho mọi thế hệ người dân Việt Nam học tập và làm theo.
Trả lờiXóaBác Hồ của chúng ta luôn vì dân, vì nước; Bác không bao giờ lo cho riêng mình cả
Trả lờiXóa