Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ CỦA ĐẢNG



Ngay từ khi mới xuất hiện và được các đảng cộng sản vận dụng vào quá trình hoạt động của mình, nguyên tắc tập trung dân chủ luôn chịu sự xuyên tạc, chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. Chỉ khi nào nguyên tắc tập trung dân chủ được hiểu đúng và tổ chức thực hiện nghiêm túc thì mỗi tổ chức đảng, đảng viên mới có thể hành động tự giác và “miễn dịch” trước những luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch về nguyên tắc này. Qua đó, khẳng định tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, không thể xuyên tạc.
Một số luận điệu mà các thế lực thù địch đã tiến xuyên tạc, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng như sau:

1. Nguyên tắc tập trung dân chủ không phải là của chủ nghĩa Mác và nó đã lỗi thời. 
Trong thời gian qua các thế lực thù địch đã tìm mọi cách để tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ làm cho một bộ phận cán bộ đảng viên hoang mang, hoài nghi, muốn từ bỏ nguyên tắc. Chúng cho rằng: Nguyên tắc tập trung dân chủ “không phải của chủ nghĩa Mác” mà “do V.I. Lê-nin đặt ra”, chủ yếu hướng tới “tập trung”, “dân chủ” chỉ là “thứ yếu”, là “hình thức”, chia tách, đối lập chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Lê-nin; nguyên tắc tập trung dân chủ đã “lỗi thời” chỉ phù hợp với hoạt động của Đảng khi chưa giành được chính quyền, trong hoạt động bí mật, hoặc khi lãnh đạo chiến tranh cần có kỷ luật chặt chẽ, tập trung, thống nhất cao độ. Còn trong điều kiện hòa bình, Đảng cầm quyền, lãnh đạo xây dựng, đòi hỏi phải mở rộng dân chủ, phát huy tối đa sáng tạo cá nhân như hiện nay. Đây là một quan điểm sai lầm và hoàn toàn sai trái, xuyên tạc nguyên tắc tập trung dân chủ từ bản chất. Bởi tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ là vấn đề thuộc về bản chất của đảng cộng sản. Vì vậy, xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ là xa rời bản chất của đảng cộng sản. Nguyên tắc tập trung dân chủ nằm ngay trong bản chất của đảng cộng sản. Nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ tạo cho Đảng có kỷ luật thống nhất, nghiêm minh, mà còn tạo ra môi trường thuận lợi để phát huy mọi sáng kiến, sáng tạo, khai thác mọi trí tuệ của đảng viên và tổ chức Đảng. Do vậy, trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào Đảng cũng phải phát huy cao độ dân chủ và có sự tập trung thống nhất.
2. Nguyên tắc tập trung dân chủ là không có thật; dân chủ không thể đi đôi với tập trung.
 Chúng cho rằng: “tập trung” và “dân chủ” là hai mặt đối lập, luôn có xu hướng phủ định, triệt tiêu nhau. Nếu thực hiện tập trung sẽ tất yếu dẫn đến thu hẹp dân chủ, triệt tiêu dân chủ; ngược lại, nếu muốn thực hiện dân chủ thì phải từ bỏ tập trung. Từ lập luận đó, chúng xuyên tạc rằng, tập trung dân chủ là “nguyên tắc không có thật”, “dân chủ” không thể đi đôi với “tập trung”. Chúng còn tăng cường xuyên tạc nguyên tắc tập trung dân chủ là một “nguyên tắc sai lầm”, “làm mất dân chủ” và “tất yếu dẫn đến tập trung quan liêu, chuyên chế, tình trạng vô trách nhiệm”. Nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ đúng trên lý thuyết, còn trong thực tế không thể thực hiện được, càng thực hiện thì hiện tượng chuyên quyền độc đoán trong bộ máy lãnh đạo càng nhiều. Chúng đã đánh đồng giữa những hiện tượng vi phạm nguyên tắc với bản chất của nguyên tắc để xuyên tạc và đưa ra yêu cầu đòi từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc chia cắt nguyên tắc vốn thống nhất, đem dân chủ đối lập với tập trung là không hiểu đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Với những cách lập luận sai trái này, họ đã cố tình lừa dối mọi người để xuyên tạc hạ bệ nguyên tắc tập trung dân chủ.
Dân chủ trong nguyên tắc tập trung dân chủ không đối lập với tập trung mà chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài. Tập trung càng không đối lập với dân chủ. Nó chỉ đối lập với phân tán, cục bộ, bè phái, tự do vô chính phủ mà thôi. Tập trung đúng đắn sẽ làm tăng sức mạnh của dân chủ. Dân chủ đúng đắn phải dựa trên cơ sở tập trung. Dân chủ tách rời tập trung sẽ thành vô chính phủ. Tập trung không trên cơ sở dân chủ sẽ thành tập trung quan liêu, độc tài. Muốn có tập trung dân chủ thì phải bảo đảm dân chủ thực chất, đồng thời đề cao kỷ luật, tăng cường chế độ trách nhiệm. Như vậy, trong nguyên tắc tập trung dân chủ, “tập trung” và “dân chủ” thống nhất với nhau, tương tác đồng thuận với nhau chứ không phải là hai mặt đối lập loại trừ nhau như các luận điểm sai trái đã xuyên tạc.
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc sai lầm, làm mất dân chủ và tất yếu dẫn đến tập trung quan liêu, chuyên chế, tình trạng vô trách nhiệm. 
Lập luận này xuyên tạc rằng: nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ đúng trên lý thuyết, còn trong thực tế không thể thực hiện được. Càng thực hiện, thì hiện tượng chuyên quyền độc đoán trong bộ máy lãnh đạo càng nhiều. Chúng lợi dụng triệt để những hiện tượng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong thực tế làm dẫn dụ, đặc biệt là trường hợp vi phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng, để phủ nhận nguyên tắc này. Họ đã đánh đồng giữa những hiện tượng vi phạm nguyên tắc với bản chất của nguyên tắc. Với luận điệu sai trái này thì tập trung dân chủ là chế độ tập quyền, độc đoán bảo thủ, kìm hãm tư duy sáng tạo. Đòi phải “bỏ chế độ thiểu số phục tùng đa số”, “cho đảng viên được nói và làm khác với nghị quyết của Đảng” mới có “dân chủ”, “sáng tạo”. Chúng ra sức tán dương thực hiện dân chủ tự do, dân chủ vô hạn độ, dân chủ cực đoan; ủng hộ nhiều phe nhóm đối lập để đấu tranh, bàn cãi; sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “đa nguyên” cổ vũ cho những bất đồng ý kiến trong Đảng để chia rẽ nội bộ trong Đảng. Chúng cố tình bới lông tìm vết, bằng việc dẫn ra những ví dụ về sai lầm, về quan liêu độc đoán, về việc mất dân chủ của một số người trong bộ máy của Đảng để “quy chụp”, thổi phồng sự việc, để đòi phải thay nguyên tắc tập trung dân chủ.
Như vậy, thực chất những luận điệu của các thế lực thù địch ở trên đều nhằm đi tới xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng. Vì vậy, chúng ta phải nhận diện rõ bản chất của những luận điệu xuyên tạc, chống phá này để nêu cao tinh thần cảnh giác đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn, xuyên tạc, phủ nhận nguyên tắc tập chung dân chủ./.
  

                                                                                  Nguyễn Trung
                                                                                  

2 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nhận diện được bản chất của những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch để luôn cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của chúng.

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay, các thế lực thù địch không từ một thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta; dã tâm của họ là không thay đổi. Do đó, cần nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.

    Trả lờiXóa