Minh Nguyệt
Phòng,
chống tham nhũng muốn có kết quả phải sử
dụng tổng hợp các hình thức, phương pháp, giải pháp, phương tiện của các lực lượng
xã hội, của cả hệ thống chính trị và toàn dân với quyết tâm chính trị rất cao
và tiến hành thường xuyên, liên tục, được lãnh đạo, chi đạo và tổ chức chặt chẽ.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia
cho thấy, để đấu tranh chống tham
nhũng đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, cần tập trung giải quyết các vấn đề chủ
yếu là: đặc biệt coi trọng công tác phòng, ngừa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa
quản lý, giáo dục, trong đó lấy giáo dục đạo đức là hàng đầu, tu dưỡng bản thân
là cơ bản với trừng trị nghiêm khắc kẻ tham nhũng; hoàn thiện thể chế về phòng,
chống tham nhũng,tăngcường
bộ máy nhà nước, pháp luật, pháp chế, kỷ cương, thực hiện công khai, minh bạch;
xây dựng tổ chức chống tham nhũng trong sạch, vững mạnh, độc lập trong điều tra
và khách quan trong xử lý; phát huy vai trò của các cơ quan chức năng kiểm tra,
kiểm toán, giám sát trong phát hiện, điều tra, xử lý; thực hiện cả cơ chế giám
sát của tổ chức và giám sát của xã hội, của quần chúng nhân dân; có quyết tâm
phòng, chống tham nhũng trong cả hệ thống chính trị, sự tham
gia tích cực của nhân dân; có chính sách đãi ngộ thỏa đáng với công chức, viên
chức, nhất là tiền lương, đi đôi với tinh giản bộ máy, sử dụng công nghệ thông
tin trong quản lý; phát huy vai trò của báo chí, truyền thông trong phòng, chống tham nhũng.
Đấu
tranh chống tham nhũng là cuộc đấu tranh hết sức phức tạp, khó khăn, lâu dài,
phải dám đương đầu, dám chịu hy sinh, tổn thất,
thậm chí tổn thất to lớn, do đó cần dũng khí và sự quả cảm. Chiến dịch
"đả hổ, diệt ruồi" chống
tham nhũng ở Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng Bí thư Tập Cận Bình
phát động cho thấy tham nhũng hoàn toàn có
thể bị đẩy lùi nếu có quyết tâm cao và giải pháp đúng đắn. Đây cũng là một kinh nghiệm hữu ích mà
Việt Nam có thế tham khảo.
Công cuộc chống tham nhũng hiện nay đang rất quyết liệt; điều đó đã được nhân dân đồng lòng ủng hộ
Trả lờiXóa