Đảng
Cộng sản Việt Nam - chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Đảng ta ra đời
là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước Việt Nam. Từ khi xuất hiện trên vũ đài chính trị, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã tỏ rõ là một đảng cách mạng chân chính nhất, có sức hội tụ lớn nhất mọi
sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, sớm trở thành đội tiên phong của giai cấp
và của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Có thể nói, sứ
mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam là do thời đại, do giai cấp và dân tộc
quy định.
Ngay
từ đầu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm đứng ra nhận sứ mệnh lịch sử to lớn mà
giai cấp và dân tộc giao phó: Lãnh đạo các tầng lớp nhân dân Việt Nam đấu tranh
chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc, dân chủ cho nhân dân. Trước
sự bế tắc về lý luận cũng như đường lối của các lực lượng cách mạng Việt Nam
trong những năm 20 của thế kỷ XX, sự thất bại không tránh khỏi của các phong
trào chống Pháp do các sĩ phu yêu nước và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản
lúc đó, dân tộc ta đã hướng đến con đường cứu nước mới, khác về chất, con đường
mà các thế hệ người Việt Nam yêu nước đã đi. Chính lúc dân tộc Việt Nam cần một
đường lối chính trị đúng đắn, một đội tiên phong dẫn đường, một bộ tham mưu
lãnh đạo thì Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đáp ứng kịp thời và đầy đủ những đòi hỏi bức thiết của lịch sử.
Là người đặt nền móng để
thành lập Đảng ta, ngay từ năm 1927, Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm “Đường Kách mệnh”,
trong đó, Người đã đặt vấn đề: Làm cách mạng trước hết phải có cái gì? Và Người
trả lời: "Trước hết phải có
Đảng Cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc
với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh
mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy". Tiêu
chí để xác định một Đảng chân chính theo Nguyễn Ái Quốc: “Đảng muốn vững phải
có chủ nghĩa làm cốt”; “Trong Đảng ai cũng phải hiểu, cũng phải theo chủ nghĩa ấy.
Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn
chỉ nam”... và “bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân
chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin...”. Cuốn Đường
Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc là tác phẩm lý luận đầu tiên của Đảng ta về cách mạng
và về công tác xây dựng Đảng theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin.
Vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Lời kêu gọi của
Đảng khi Đảng mới thành lập, đó là: "Chủ trương làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản";..." Đánh đổ đế
quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến";... Làm cho nước Việt Nam được độc
lập;... Giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản; Mở mang công
nghiệp và nông nghiệp;... Đem lại mọi quyền lợi tự do cho nhân dân".
Trải
qua gần 90 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước thực
hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. 15 năm sau khi thành lập, Đảng ta đã
lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đánh đuổi đế quốc, thực dân,
lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á;
mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự
do và chủ nghĩa xã hội. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, cả dân tộc
Việt Nam đã nghe theo lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ, lên đường kháng chiến
và cuối cùng đã giành được thắng lợi to lớn, đánh thắng đế quốc xâm lược và lập
lại hoà bình ở miền Bắc Việt Nam. Trong hoàn cảnh đất nước tạm bị chia làm hai
miền, Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng:
Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Khi
Mỹ đưa quân vào xâm lược ở miền Nam, tiến hành chiến tranh cục bộ đánh phá các
căn cứ cách mạng ở miền Nam và mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc (1964),
Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân hai miền "đánh cho Mỹ cút,
đánh cho Ngụy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc
(1975), đưa cả nước đi lên CNXH.
Sau thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân năm
1975, đất nước Việt Nam thống nhất, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách
mạng XHCN, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước tình hình đất nước gặp nhiều khó
khăn về kinh tế, đời sống nhân dân còn thiếu thốn, Đảng ta đã chủ động khởi
xướng và lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới đất nước (1986). Những thành tựu
to lớn trong hơn 30 năm đổi mới trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội, quốc phòng - an ninh, quan hệ quốc tế... đã khẳng định tính đúng đắn và
sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi nhiều
cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, bị các thế lực thù địch điên
cuồng chống phá, bị bao vây, cấm vận kinh tế, lại phải chịu nhiều tổn thất do
thiên tai khắc nghiệt gây ra, Việt Nam đã nhanh chóng khôi phục và phát triển
kinh tế - xã hội; đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động không ngừng được
cải thiện; chính trị ổn định; lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng
được củng cố; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Với những
thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam trở thành một trong
những nước đầu tiên tiến hành đổi mới thắng lợi theo định hướng XHCN.
Nhân
dân, dân tộc Việt Nam có quyền tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam - người lãnh
đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản
lĩnh, trí tuệ, khả năng lãnh đạo nhân dân Việt Nam không chỉ thắng lợi trong
đấu tranh giành và giữ chính quyền trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh
giữ nước, mà cả trong xây dựng phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo mục
tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".
Chỉ có sự lãnh đạo của Đảng CSVN lãnh đạo chúng ta mới có cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay
Trả lờiXóa