Cứ mỗi năm khép lại, một số tổ chức phản động ở hải
ngoại lại diễn trò trao “Giải thưởng nhân quyền”. Mới đây, cái gọi là “Mạng
lưới nhân quyền Việt Nam” ở California (Hoa Kỳ) đã trao cái gọi là “Giải thưởng
nhân quyền Việt Nam 2019” cho 3 nhân vật: Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Đặng Minh
Mẫn và Lê Công Định. Đây thực chất chỉ là màn kịch vụng về trên sân khấu chính
trị hải ngoại, ngày càng phơi bày bộ mặt chống phá Nhà nước Việt Nam của các
thế lực thù địch và những kẻ phản động lưu vong.
Chân dung
những kẻ phản bội
Đối
tượng Nguyễn Trung Tôn sinh năm 1972, trú tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương,
tỉnh Thanh Hóa, hiện đang thụ án 12 năm tù giam về tội “Hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân” theo quy định tại Điều 79, Khoản 1, Bộ luật Hình sự
năm 1999. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) tại phiên tòa ngày
6-4-2018, từ tháng 3-2013 đến tháng 7-2017, Nguyễn Trung Tôn cùng nhóm đối
tượng là Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển đã khởi xướng, thành
lập tổ chức, xây dựng cương lĩnh, điều lệ, quy chế và chỉ đạo, điều hành hoạt
động của tổ chức “Hội anh em dân chủ”. Nguyễn Trung Tôn và các bị cáo đã liên
kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài
chính từ nước ngoài để tiến hành các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, kích
động chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Tương
tự, đối tượng Nguyễn Đặng Minh Mẫn cũng từng bị phạt tù về tội “Hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Ngày 9-1-2013, Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã
bị Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử cùng 13 bị cáo khác. Theo
cáo trạng của Viện KSND, từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011, Nguyễn Đặng Minh
Mẫn cùng nhóm 13 bị cáo đã nhiều lần ra nước ngoài dự các khóa huấn luyện về
“đấu tranh bất bạo động" của tổ chức khủng bố Việt Tân và gia nhập đảng
Việt Tân.
Còn
đối với Lê Công Định thì chúng ta chẳng lạ. Đối tượng này cũng từng bị
TAND TP Hồ Chí Minh tuyên phạt 5 năm tù giam, 3 năm quản chế sau mãn hạn tù.
Trước đó, Lê Công Định đã bị cơ quan công an bắt giam về "tội tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Sau
hơn 3 năm thụ án, Lê Công Định được ra tù trước thời hạn do chấp hành tốt nội
quy trại giam. Trở về với gia đình, với xã hội những tưởng Lê Công Định sẽ “cải
tà quy chính” nhưng không, hắn vẫn “ngựa quen đường cũ”.
"Vải
xô" không che nổi mặt trời
Luôn
rêu rao rằng, mục đích hoạt động là nhằm đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ nhân
quyền trên thế giới để thúc đẩy dân chủ, nhân quyền cho người dân Việt Nam dựa
trên tinh thần của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và các văn kiện quốc tế khác
về
nhân quyền, vậy mà cái gọi là “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” lại đi trao
giải cho những nhân vật đã vi phạm pháp luật Việt Nam, vi phạm Công ước quốc tế
thì quả là việc làm không thể chấp nhận được.
Nhìn
vào việc làm của cái gọi là “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” dư luận có thể thấy
ngay cái mục đích mỹ miều mà tổ chức này đặt ra chỉ là dối trá, lừa bịp để nhận
những đồng đô la bố thí từ một vài tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt
Nam. Họ ngày càng lộ nguyên hình là tổ chức “phản động lưu vong”, một tập hợp
của những phần tử “dân chủ cuội” không hơn không kém. Với một tổ chức ô hợp như
thế thì chỉ những người mù quáng mới tin rằng họ sẽ thúc đẩy quyền con người,
đem lại những điều tốt đẹp cho đất nước Việt Nam.
Mục
đích hành động trao “Giải thưởng nhân quyền” của cái gọi là “Mạng lưới nhân
quyền Việt Nam” không nhằm gì khác là hà hơi tiếp sức, kích động cho những phần
tử phản động trong nước ngày càng liều lĩnh chống Đảng, Nhà nước và nhân dân
Việt Nam. Nhìn bề ngoài việc trao “Giải thưởng nhân quyền” là do cái gọi là
“Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” tiến hành, nhưng nhìn sâu kỹ hơn chúng ta sẽ
thấy đứng sau mỗi “giải thưởng nhân quyền” ấy đều có hình bóng trực tiếp hoặc
gián tiếp điều hành của một số nước phương Tây và đồng minh. Xét cho đến cùng,
những việc làm ấy đều nằm trong âm mưu, thủ đoạn chống phá nhằm thực hiện chiến
lược “diễn biến hòa bình" với cách mạng Việt Nam. Nhưng “vải xô” không che
nổi mặt trời. Mọi âm mưu và thủ đoạn ấy dù có nham hiểm, tinh vi, xảo trá đến
mấy cũng sẽ bị phơi bày và đập tan bởi tinh thần cảnh giác cao độ của nhân dân
Việt Nam./.
"Giải thưởng nhân quyền" là giải do một số tổ chức phản động đẻ ra và trao cho các thành phần có thành tích bất hảo nhất; do đó nên đổi lại là "Giải thưởng bất hảo" thì đúng hơn.
Trả lờiXóa