Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH LOẠI BỎ NHỮNG BIỂU HIỆN SUY THOÁI TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN


                                                         Tuệ nguyễn
          Khi cả nước đang hân hoan kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và toàn Đảng đang ra sức, nỗ lực làm tốt công tác chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đây là một kỳ Đại hội được nhân dân cả nước đặt rất nhiều niềm tin và sự kỳ vọng vào sức mạnh của Đảng,
vào phẩm chất, trình độ, năng lực của cán bộ, đảng viên trong lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bứt phá vươn lên trong sự nghiệp đổi mới vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong nhiệm kỳ tới và những năm tiếp theo.
 Trước thực trạng có “một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”[1], do đó, cần chủ động nhận diện chính xác những biểu hiện suy thoái của cán bộ, đảng viên và kiên quyết đấu tranh loại bỏ chúng. Đặc biệt, trước, trong và sau đại hội đảng bộ các cấp, cần đẩy mạnh triển khai thực hiện Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hẩu, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế và quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm. Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lạm dụng, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho tệ chạy chức, chạy quyền. Kiên quyết, kịp thời huỷ bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, có hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ. Phải triệt để chống tiêu cực, tham nhũng, loại bỏ những cán bộ không đủ phẩm chất đạo đức và năng lực ra khỏi bộ máy công quyền. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo điều tra, xét xử nghiêm minh đối với những vụ việc liên quan đến cán bộ, đảng viên, nhất là các trường hợp cán bộ chủ chốt, cán bộ cấp cao có sai phạm, góp phần xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên hiện nay không chỉ là lương tâm, trách nhiệm của bản thân mỗi người, mà còn là thời cơ và điều kiện cần thiết để Đảng ta tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.



[1] ĐCSVN, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2018,  tr.47.

1 nhận xét: