Trang Lùn
Việt Nam hiện nay là một trong những
quốc gia có tốc độ phát triển Internet nhanh nhất thế giới, bên cạnh những mặt
tích cực thì nó còn tiềm ẩn những yếu tố đe dọa an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, điển hình là tình trạng các thế lực thù địch, phản
động sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm phá hoại tư tưởng,
phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, gây rối, bạo loạn với mục đích không đổi
là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ độc lập dân
tộc và chế độ chính trị XHCN ở nước ta.
Hoạt động chống
phá của các thế lực thù địch được biểu hiện qua một số dạng như sau:
Một là, tuyên truyền phá hoại tư tưởng của quần chúng nhân dân thông qua mạng
internet nhằm truyền bá những quan điểm, tư tưởng sai trái, tác động vào nhận
thức, làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân, tiến tới xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ ta. Có thể nói, trên không gian mạng hiện nay,
được sự hậu thuẫn về tài chính cùng với lợi dụng những tính năng của các phần
mềm, chúng đã lập ra nhiều trang mạng phản động, nhiều blog cá nhân, đặc biệt
là qua các trang mạng xã hội như facebook, Youtube để tung ra những luận
điệu nhằm phê phán nền tảng tư tưởng của chế độ ta, bôi nhọ, hạ bệ các thế hệ
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc các chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước ta.
Hai là, thông qua mạng internet, các ổ nhóm phản
động lưu vong đã móc nối, tập hợp lực lượng để lôi kéo quần chúng nhân dân;
thành lập các hội, nhóm trong nước để tiến hành các hoạt động chống phá cách
mạng nước ta. Trong thời gian vừa qua, nhiều tổ chức phản động được tiếp tục
thành lập với nhiều tên gọi, nhiều vỏ bọc để tiến tới hình thành một xã hội dân
sự ở Việt Nam. Đây là một âm mưu rất thâm độc. Các nhóm xã hội dân sự này bất
tuân theo các quy định của pháp luật, vì thế chúng chỉ dám lợi không gian mạng
để kêu gọi và công khai các hội, nhóm của mình. Được sự chỉ đạo cũng như tài
trợ về kinh phí nên các hội, nhóm này thành lập ngày một đông với đủ các thể
loại khác nhau như: Hội văn đoàn độc lập Việt Nam; Hội nhà báo độc lập; Hội phụ
nữ nhân quyền Việt Nam; Mạng lưới blogger Việt Nam…
Ba là, thông
qua mạng internet, kích động biểu
tình nhằm tiến tới phá rối an ninh, trật tự an toàn xã hội, gây bạo loạn ở một
số địa phương. Để có lý do tập hợp lực lượng; các tổ chức phản động lưu vong
người Việt lợi dụng nhiều vấn đề khác nhau của đất nước để kêu gọi tập hợp lực
lượng, kích động người dân xuống đường biểu tình gây mất an ninh trật tự nhân
các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Đáng chú ý, thời gian gần đây,
lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành xã hội của chính quyền
các cấp về vấn đề đầu tư, ô nhiễm môi trường, giải phóng mặt bằng, đền bù giải
tỏa, tham ô, tham nhũng, … để nói xấu Đảng, kích động, gây rối dẫn tới mất ổn
định an ninh xã hội kéo dài ở một số địa phương.
Bốn là, gần
đây, các thế lực thù địch tăng cường thủ đoạn ghép nối clip, hình ảnh, âm thanh
có liên quan đến một số lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta và các cơ quan chức năng
đang thực hiện nhiệm vụ… để xuyên tạc, bóp méo sự thật, gây nhiễu thông tin,
câu like trên không gian mạng… Đây là thủ đoạn nguy hiểm, thâm độc mà chúng
muốn hướng đến đối tượng thanh niên, sinh viên, hòng bôi nhọ, làm giảm sút lòng
tin của quần chúng đối với Đảng, Nhà nước ta.
Trên đây là một số thủ đoạn cơ bản lợi dụng không gian
mạng của các tổ chức phản động để tiến hành các hoạt động phá hoại sự nghiệp
phát triển của đất nước. Vì vậy, đối với mỗi người dân đất Việt, đặc biệt là
các bạn trẻ khi tham gia vào không gian mạng cần phải nêu cao cảnh giác, chủ
động và tích cực đấu tranh lật tẩy những mưu đồ đen tối, những kẻ đeo mặt nạ
trá hình trước ánh sáng công lý và pháp luật. Đồng thời phải tỉnh táo nhận biết
trước các thông tin, các luận điệu, thủ đoạn trên của những kẻ phá hoại. Mỗi
chúng ta hãy là một người thông thái và có trách nhiệm khi tham gia không gian
mạng
Để ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Trả lờiXóa