Lễ hội là một hiện tượng văn hóa được hình
thành và phát triển trong những điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa và kinh tế
nhất định, gắn với những đặc điểm văn hóa cộng đồng. Bên cạnh việc bảo lưu,
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội đã và đang tạo nên những
thói quen mới, lối sống mới, cách hành xử mới trước các sự kiện, dấu ấn lịch sử
đương đại. Các loại hình lễ hội có yêu cầu về không gian, thời gian, lễ thức
riêng. Lễ hội là di sản văn hóa quý của quốc gia, dân tộc. Ngày nay với
sự phát triển của đất nước, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng
được nâng lên, cùng với đó là các lễ hội, đình chùa được không phục phát triển
theo. Đây là một phong tục truyền thống cần được duy trì và phát triển. Tuy
nhiên, vì lợi ích cá nhân mà nhiều nghi lễ trong lễ hội bây giờ không đúng với
nghi lễ truyền thống, gây nên hình ảnh méo mó, phản cảm không cần thiết, đôi
khi có cả những hành động xúc phạm thần linh.
* Những mặt được
Trong những năm gần đây, công tác quản lý và
tổ chức lễ hội cơ bản đã thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và tổ chức lễ
hội của của Đảng và Nhà nước. Phần
lễ tổ chức trang trọng, linh thiêng và thành kính, chương trình tham gia phần
hội phong phú hấp dẫn, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của
dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, tổ chức các hoạt động văn
hóa dân gian, diễn xướng dân gian, dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc để
quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Một số lễ hội tổ chức với quy mô ngày càng lớn, hình thức tổ chức
với nhiều nội dung, nhiều hoạt động, các địa phương đã dựa vào nội lực là
chính, nhiều lễ hội đã chinh phục được du khách, tôn vinh di sản, nâng cao uy
tín của thương hiệu du lịch hấp dẫn của địa phương. Kinh nghiệm tổ chức
một số Lễ hội Văn hóa, thể thao, du lịch đã dần dần mang tính chuyên nghiệp hóa
góp phần tạo ra doanh thu và hiệu quả đầu tư, góp phần đẩy mạnh và nâng cao đời
sống văn hóa cho nhân dân ở các địa phương. Thông qua tổ chức lễ hội đã huy
động được nguồn lực lớn từ nhân dân, phần lớn kinh phí tổ chức lễ hội đã đóng
góp nguồn kinh phí lớn để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, bảo
tồn các phong tục, tập quán truyền thống.
* Những bất cập tồn tại trong quản lý, tổ chức lễ hội
- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho quần chúng nhân dân hiểu rõ
giá trị truyền thống trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
trong công tác tổ chức lễ hội còn hạn chế; Không ít lễ hội do nặng về hình
thức.
- Một số lễ hội còn có biểu hiện lãng phí. Còn xuất hiện hiện
tượng bói toán, lên đồng, cờ bạc, thương mại hóa trong hoạt động dịch vụ lễ
hội, tệ nạn bán hàng rong, bán sách ngoài luồng, xem tướng số, tử vi, lôi kéo
khách hành hương, nâng giá trị dịch vụ, đặt tiền công đức - giọt dầu tùy tiện,
tệ nạn ăn xin, ăn mày... làm giảm đi tính tôn nghiêm và những nét đẹp văn hóa
trong hoạt động lễ hội.
- Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch có chiều hướng phát triển
nhanh về số lượng và quy mô tổ chức dẫn đến sự lúng túng trong công tác chỉ đạo
quản lý hướng dẫn của địa phương.
- Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường đã dẫn đến nhận thức
sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội là nguồn lợi riêng
của địa phương nên tập trung khai thác giá trị kinh tế, thương mại hóa các loại
hình hoạt động dịch vụ, làm giảm giá trị truyền thống của lễ hội.
- Nếp sống văn hóa - văn minh của người phục
vụ và người tham gia lễ hội còn yếu. Sự bùng nổ nhu cầu tham gia lễ hội của
đông đảo nhân dân ngoài dự kiến đã dẫn đến tình trạng lộn xộn không kiểm soát
được tại một số lễ hội lớn.
- Trình độ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ
chức hoạt động lễ hội của cán bộ văn hóa cơ cở và những người trực tiếp quản lý
di tích và điều hành lễ hội còn hạn chế. Việc phân cấp
quản lý lễ hội và di tích chưa thống nhất. Hiện đang xuất hiện xu hướng tự nâng
cấp, tự đặt tên lễ hội thành Lễ hội cấp Quốc gia, Lễ hội Quốc tế...
* Nguyên nhân của
những bất cập
- Nhận thức của các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý văn hóa và
của xã hội về tính chất, đặc điểm, vai trò và vị trí của lễ hội chưa toàn diện,
chưa đầy đủ và thấu đáo để có quan điểm và thái độ ứng xử đúng đắn với lễ hội. Công
tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lễ hội chưa theo kịp tình hình thực tiễn,
chậm xây dựng và điều chỉnh các văn bản của nhà nước về quản lý và tổ chức lễ
hội, việc thực thi các văn bản chưa nghiêm. Do quy luật cung cầu, nhu cầu tiếp
thị quảng bá sản phẩm thông qua hoạt động lễ hội dẫn đến tổ chức nhiều lễ hội
mang tính sự kiện, quy mô lớn, tần xuất cao, mật độ dày. Ý thức của một số bộ
phận nhân dân phần nào có sự thái quá về niềm tin vào tín ngưỡng, thần linh với
mong muốn cầu lộc, cầu tài, cầu phúc... từ lễ hội dẫn đến tình trạng lượng du
khách quá tải lớn ở hầu hết các lễ hội lớn, dâng đồ lễ tốn kém, phức tạp. Giá
trị về lợi ích kinh tế đang có xu hướng lấn át giá trị văn hóa dẫn đến tình
trạng chú trọng các hoạt động thương mại vốn sinh lời, chưa chú trọng tới việc
bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ bị mai một.
* Những vấn đề đặt ra đối với các cơ quan chức năng và chính quyền
địa phương, đó là:
- Tiếp tục thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối
với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội.
- Có biện pháp chấn chỉnh, xử lý các vi phạm
trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Không để xảy ra
các hoạt động, hành vi phản cảm, đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân
tộc.
- Quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực
hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, tuyệt đối không đi
lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc
thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội trong giờ hành chính (trừ trường hợp
thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội do cơ quan, tổ chức tổ chức lễ hội
mời; được giao thực thi nhiệm vụ).
- Rà soát việc xây dựng văn bản quản lý nhà nước về lễ hội; đề
xuất xây dựng văn bản mới để kịp thời đáp ứng công tác quản lý trong thời kỳ
mới.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp
thời các sai phạm. Ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, biến tướng trong lễ hội.
- Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, giảm tần suất,
quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội. Chỉ đạo dừng tổ chức đối với những lễ hội có nội dung phản cảm, bạo lực, gây
bức xúc dư luận xã hội.
- Có phương
án quản lý hòm công đức; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục
đích.
- Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức,
trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện
các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi
tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là
các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực...
THỜI ĐẠI
Cần khắc phục ngay những bất cập trong tổ chức các lễ hội
Trả lờiXóa