Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã
đem công nghệ thông tin tới tất cả mọi tầng lớp trong xã hội với các thiết bị
nghe nhìn thông minh, với giá cả “hợp lý”, công nghệ tân tiến và liên tục phát
triển…thiết bị công nghệ trở thành một trong những nhu cầu cần thiết đối với
giới trẻ, cùng với nó là sự bùng nổ như nấm mọc sau mưa của các trang mạng xã
hội.
Bên cạnh những tiện ích từ các trang
mạng xã hội như tính thời sự, tính thực tế, tính lan tỏa, dễ thao tác, thực
hành do đó dễ dàng tiếp cận thông tin và cơ bản là miễn phí truy cập… thì những
tác hại mặt trái của nó cũng rất lớn và nguy hiểm như không thể kiểm soát, kiểm
chứng thông tin, hoặc đua theo những trào lưu vô cảm, đang biến các trang mạng
xã hội thành những cái bẫy nguy hiểm cho người sử dụng. Vì mạng xã hội là nơi
thể hiện quan điểm mang tính cá nhân, nhiều thông tin thiếu chính xác, vô bổ,
hoặc mang ý đồ không minh bạch… do đã có không ít thông tin thiếu chính xác
được đăng lên làm ảnh hưởng đến đời tư của người liên quan, gây ảnh hưởng xấu
đến xã hội, gây những luồng dư luận trái chiều, đánh đồng tốt – xấu, đúng –
sai, hay – dở... từ đó tạo cớ cho những kẻ phản động, cơ hội chính trị đứng
đằng sau kích động một số người dân nhẹ dạ, thiếu thông tin, thiếu hiểu biết mà
lu loa, rùm beng gây rối mà không biết mình đã vi phạm pháp luật, như một số bà
con giáo dân Hà Tĩnh sống gần Formosa là một điển hình, hay như ở xã Đồng Tâm,
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, người dân đã bắt giữ công an, cán bộ trái phép
bởi “một số cái đầu nóng”… đúng hay sai đã có chính quyền các cấp, có hệ thống
pháp luật phân xử rạch ròi để các bên phải tâm phục, khẩu phục. Đó là những
điển hình về tác động, sự lan tỏa của mạng xã hội với những luồng thông tin như
“ma trận”, bạn đọc cần hết sức thông minh, tỉnh táo khi tỏ thái độ, cảm xúc hay
bình luận các thông tin đó. Nhất là cho đến nay, có khoảng hơn 2.500 trang web,
blog, mạng xã hội của các cá nhân, tổ chức phản động đang hoạt động và đăng tải
các tin, bài viết, bình luận, phỏng vấn với mục đích tuyên truyền phá hoại tư
tưởng nhằm chống phá Nhà nước; trong đó, nổi lên là các trang như: “Dân làm
báo”,”Quan làm báo”, “Dân luận”,”Việt Tân”…
Những tin, bài viết tuyên truyền chống
phá trên mạng xã hội có số lượng và tần suất đăng tải lớn, nội dung đa dạng,
phong phú trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; thủ đoạn tuyên truyền,
xuyên tạc tinh vi, xảo quyệt, khó nhận biết, khó phân biệt thật, giả đã tác
động mạnh mẽ, tiêu cực đến tư tưởng, hành vi của một bộ phận quần chúng nhân
dân, nhất là các tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên, văn nghệ sĩ.
Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp
người dân do bản lĩnh chính trị yếu kém, tư tưởng hám lợi, bất mãn, lại bị tác
động bởi các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, lôi kéo của các thế lực thù
địch, phản động, dẫn tới có hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại lợi ích của quốc
gia, dân tộc. Điển hình như các trường hợp: Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên
Kha, Đinh Nhật Uy, Hồ Đức Hòa, Huỳnh Thục Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn
Đài… bị các đối tượng phản động bên ngoài tuyên truyền, lôi kéo và đã có các
hành vi như: Viết bài xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước;
rải truyền đơn, kích động quần chúng nhân dân biểu tình, gây rối an ninh, trật
tự.
Hãy là người thông thái trong thế giới
toàn cầu hóa, trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 và sự bùng nổ thông
tin trên không gian mạng!
Nếu mọi người dân đều tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá.
Trả lờiXóa