Mỗi năm, cứ đến dịp cả nước ta hân hoan, tự hào
chào đón kỷ niệm Ngày Chiến thắng 30 – 4 – 1975 thì trên một số trang
mạng xã hội lại xuất hiện những kẻ thù địch, thiển cận về chính trị tìm mọi
cách để xuyên tạc, đổi trắng thay đen, bóp méo giá trị lịch sử ngày Chiến thắng
30 – 4- 1975. Nhưng tất cả những luận điệu xuyên tạc đó không thể đứng vững
trước sự phán xét của công lý và sự thật.
Chúng ta đều biết, lịch sử dân tộc Việt Nam đã ghi nhận nhiều chiến công hiển hách, đã từng đánh bại nhiều đội quân xâm lược hùng mạnh nhưng chưa bao giờ dân tộc ta lại phải đương đầu với đội quân xâm lược hơn hẳn ta về nhiều phương diện như đế quốc Mỹ. Vì vậy, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược không phải là một thắng lợi dễ dàng mà là cuộc đối đầu về ý chí, bản lĩnh và trí tuệ của hai bộ máy lãnh đạo chiến tranh. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam là một trong những chiến công lớn của thế kỷ XX, là bản thiên anh hùng ca vĩ đại của chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh, là một trong những trang vàng chói lọi trong lịch sử đấu tranh của nhân dân thế giới vì độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã được bè bạn quốc tế ghi nhận, đánh giá cao xem đó như một biểu tượng của tinh thần quả cảm, không chịu khuất phục. Ngay chính phía bên kia chiến tuyến, trong cuốn hồi ký của mình S.McNamara, từng là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thời kỳ chiến tranh Việt Nam cũng phải thừa nhận đây là cuộc chiến tranh do Mỹ tự gây ra, do những sai lầm về chính trị của nhiều đời tổng thống coi đó là một thảm kịch.
Giá
trị, ý nghĩa và tầm vóc vĩ đại của Chiến thắng 30 – 4 – 1975 đã được lịch sử
kiểm chứng sáng tỏ, rõ ràng. Thế mà vẫn có những kẻ cố tình xuyên tạc, phủ nhận
thắng lợi vĩ đại đó của dân tộc ta. Họ lập luận một cách phi lý rằng: đó là sự
nhân nhượng của Chính phủ Mỹ chứ không phải là thắng lợi của Việt Nam; đế quốc
Mỹ không hề muốn cai trị người Việt Nam, Mỹ can thiệp vào Việt Nam là để giải
phóng chứ không phải để cai trị; hay chiến tranh Việt Nam là cuộc “nội chiến”
huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam – Bắc. Họ kết luận hồ đồ rằng: cuộc chiến
tranh Việt Nam là “không cần thiết” và hoàn toàn “có thể tránh khỏi”. Đây hoàn
toàn là những luận điệu sai trái, xuyên tạc, đổi trắng thay đen để tìm cách phủ
nhận sự thật lịch sử một cách lố bịch của những kẻ có mưu đồ chính trị đen tối.
Bởi, ngược dòng lịch sử chúng ta đều thấy, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
do Mỹ khởi xướng, với sự tiếp tay, phản bội dân tộc của ngụy quyền Sài Gòn thất
bại là một tất yếu khách quan. Nguyên nhân cơ bản, sâu xa nhất dẫn tới thất
bại, có nhiều nguyên nhân nhưng trước hết, bởi đó là một cuộc chiến tranh phi
nghĩa, vô cùng tàn bạo của Mỹ đối với nhân dân Việt Nam. Mục tiêu chiến lược
của Mỹ là quét sạch chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam và Đông Dương, biến nơi đây
thành thuộc địa, ¬một bàn đạp chiến lược ¬để Mỹ thực hiện mưu đồ bá chủ thế
giới. Vì vậy, sau thất bại không thể tránh khỏi của Pháp năm 1954, Mỹ thay chân
Pháp xâm lược Việt Nam. Một lần nữa dân tộc Việt Nam lại phải đứng lên cầm súng
để bảo vệ đất nước, chấp nhận một cuộc đụng đầu lịch sử.
Trong
suốt 21 năm chiến tranh, Mỹ đã thay đổi 5 chiến lược quân sự khác nhau, huy
động tới hơn nửa triệu quân, cùng hàng vạn quân đồng minh làm xương sống cho
hơn 1 triệu quân nguỵ. Mỹ cũng đã sử dụng tất cả những vũ khí, kỹ thuật quân sự
tiên tiến nhất, kể cả vũ khí sinh học, hóa học, nhằm rắp tâm đẩy Việt Nam vào
“thời kỳ đồ đá”. Mỹ đã biến Việt Nam thành đất nước bị ném bom nhiều nhất trên
thế giới với hơn 7,8 triệu tấn, gấp hơn 3 lần số bom, đạn Mỹ sử dụng trong
chiến tranh thế giới thứ hai và gấp 12 lần so với chiến tranh Triều Tiên. Mỹ
cũng đã rải xuống miền Nam Việt Nam khoảng 85 triệu lít chất độc hóa học, mà
chủ yếu là chất diệt cỏ đi¬ô¬xin, hậu quả là hơn một nửa diện tích rừng của Việt
Nam đã bị thiêu rụi và đến nay di chứng của chất độc tàn ác này vẫn còn tồn tại
dai dẳng. Mỹ đã tiêu tốn 676 tỷ USD cho cuộc chiến tranh Việt Nam, đưa chiến
tranh Việt Nam trở thành một trong những cuộc chiến “đắt tiền” nhất trong lịch
sử nước Mỹ. Do đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là sứ mệnh cao cả mà
lịch sử giao phó cho Đảng và nhân dân ta. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa, nhằm đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm
lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, thống nhất nước
nhà. Đó là chân lý, là sự thật đã quá rõ ràng.
Đối với dân tộc Việt Nam, chiến thắng 30 – ¬4 – ¬1975 không phải là một thắng lợi dễ dàng. Để giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh khốc liệt và tàn ác đó của đế quốc Mỹ, hơn 3 triệu đồng bào, chiến sĩ của ta đã ngã xuống; hàng ngàn làng mạc, thành phố đã bị san phẳng; đến nay nhiều di chứng của cuộc chiến tranh vẫn tồn tại dai dẳng chưa thể khắc phục xong. Trong cuộc chiến tranh này, chiến thắng đã thuộc về chính nghĩa, lẽ phải, chúng ta đã chứng minh cho kẻ thù thấy được sức mạnh của dân tộc anh hùng. Có nhiều nguyên nhân tạo nhên chiến thắng nhưng trong đó, việc phát huy cao độ truyền thống yêu nước và giương cao ngọn cờ chính nghĩa, đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng, khát vọng hòa bình, giải phóng dân tộc của nhân dân ta là một trong những nguyên nhân mang tính quyết định. Đó cũng là thắng lợi của bạn bè, các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược là một trong những giá trị cao cả của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Sự thật lịch sử về chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước đã quá rõ ràng, không thể bị phủ nhận, lẫn lộn trắng đen.
Đối với dân tộc Việt Nam, chiến thắng 30 – ¬4 – ¬1975 không phải là một thắng lợi dễ dàng. Để giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh khốc liệt và tàn ác đó của đế quốc Mỹ, hơn 3 triệu đồng bào, chiến sĩ của ta đã ngã xuống; hàng ngàn làng mạc, thành phố đã bị san phẳng; đến nay nhiều di chứng của cuộc chiến tranh vẫn tồn tại dai dẳng chưa thể khắc phục xong. Trong cuộc chiến tranh này, chiến thắng đã thuộc về chính nghĩa, lẽ phải, chúng ta đã chứng minh cho kẻ thù thấy được sức mạnh của dân tộc anh hùng. Có nhiều nguyên nhân tạo nhên chiến thắng nhưng trong đó, việc phát huy cao độ truyền thống yêu nước và giương cao ngọn cờ chính nghĩa, đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng, khát vọng hòa bình, giải phóng dân tộc của nhân dân ta là một trong những nguyên nhân mang tính quyết định. Đó cũng là thắng lợi của bạn bè, các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược là một trong những giá trị cao cả của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Sự thật lịch sử về chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước đã quá rõ ràng, không thể bị phủ nhận, lẫn lộn trắng đen.
Lịch
sử không thể thay đổi, gần 44 năm sau ngày chiến thắng, sự thật và chân lý đã
được chứng minh. Vì vậy, những quan điểm cố tình đánh tráo bản chất của cuộc
chiến, phủ nhận, hạ thấp giá trị, ý nghĩa chiến thắng của nhân dân ta đều chỉ
nhằm mục đích phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đang xây
dựng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng,
phủ nhận sự hy sinh, đóng góp của nhân dân và quân đội ta trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước. Chúng ta không cho phép bất cứ ai, với danh nghĩa gì
được phép xuyên tạc, bóp méo lịch sử Ngày chiến thắng 30 – 4-1975.
BBT
BBT
“Bộ đội Cụ Hồ” – Giá trị văn hóa quân sự Việt Nam
không thế lực nào có thể xuyên tạc, phủ nhận
Danh
hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành
của Quân đội nhân dân Việt Nam, được lưu giữ trong lòng nhân dân, trở thành giá
trị văn hóa quân sự tiêu biểu của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. Nhằm
thực hiện mục tiêu “phi chính trị hóa” Quân đội ta, các thế lực thù địch mưu toan
xuyên tạc, phủ nhận giá trị văn hóa quân sự độc đáo này, nhưng mọi cố gắng của
chúng đều trở nên vô ích.
“Bộ
đội Cụ Hồ” là danh hiệu cao quý, rất đỗi thân thương mà nhân dân ta dành tặng
cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhân dân gọi Quân đội ta là “Bộ
đội Cụ Hồ” vì cảm nhận thấy mối quan hệ đặc biệt giữa lãnh tụ Hồ Chí Minh với
Quân đội; đồng thời, cũng thể hiện tình cảm yêu mến, niềm tin sắt son đối với
Quân đội nhân dân Việt Nam, một Quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà
chiến đấu. Nhân dân lấy tên vị lãnh tụ kính yêu để đặt cho Quân đội của mình là
hiện tượng chưa từng có trên thế giới, nhưng lại là một hiện thực rất độc đáo ở
Việt Nam, không thế lực nào có thể xuyên tạc, phủ nhận.
Trải
qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” đã
trở thành giá trị độc đáo của văn hóa giữ nước Việt Nam, thể hiện sâu sắc bản
chất cách mạng của Quân đội ta. Nét đặc trưng, nổi trội của giá trị văn hóa
quân sự “Bộ đội Cụ Hồ” được thể hiện tập trung ở: sự tận trung với Đảng, với
nước; tận hiếu với dân; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt
qua; kẻ thù nào cũng đánh thắng. Giá trị văn hóa quân sự đó không chỉ tỏa sáng
trong những năm tháng chiến tranh giải phóng dân tộc, mà còn được cán bộ, chiến
sĩ Quân đội ta tiếp tục gìn giữ, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay.
Những
năm gần đây, với âm mưu thúc đẩy “phi chính trị hóa” Quân đội ta, các thế lực
thù địch luôn tìm mọi cách hòng làm lu mờ, phai nhạt, đi đến phủ nhận giá trị
văn hóa quân sự độc đáo này. Chúng dùng mọi thủ đoạn để xuyên tạc bản chất cách
mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để thực hiện mục tiêu đó, chúng ra sức phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội; kêu gọi Quân
đội đứng ngoài chính trị, v.v. Lợi dụng những khuyết điểm của một vài quân
nhân, cơ quan, đơn vị đơn lẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; nhất là những
khuyết điểm trong quá trình tham gia phát triển kinh tế, quản lý đất quốc
phòng, vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội,… chúng xuyên tạc rằng: “Bộ
đội thời nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường không còn là “Bộ đội Cụ Hồ” nữa;
không còn tập trung cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền, biển,
đảo của Tổ quốc; không còn là bộ đội của dân, chiến đấu, hy sinh vì nhân
dân”(!), v.v. Bên cạnh đó, chúng còn âm mưu thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong cán bộ, chiến sĩ Quân đội; qua đó, hòng làm phai nhạt mục tiêu, lý
tưởng chiến đấu của Quân đội ta; làm phai nhạt phẩm chất, đạo đức người quân
nhân cách mạng. Các thủ đoạn đó thật nham hiểm và đều nhằm mục tiêu làm biến
chất Quân đội nhân dân Việt Nam, hạ thấp uy tín của Quân đội ta trong xã hội,
xóa bỏ biểu tượng “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân; chia rẽ Quân đội với
Đảng, với nhân dân; trên cơ sở đó, vô hiệu hóa vai trò của Quân đội là lực
lượng nòng cốt trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Thực
tiễn hoạt động xây dựng, thực hiện các chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam
trong những năm qua đã bác bỏ những luận điệu xuyên tạc nói trên và chứng minh
một sự thật hiển nhiên là: Quân đội ta luôn là lực lượng chính trị trung thành,
tin cậy, lực lượng chiến đấu sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế; phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” tiếp tục được các thế hệ cán bộ, chiến
sĩ giữ gìn, phát huy và tỏa sáng trên mọi hoạt động. Thực hiện chức
năng đội quân chiến đấu, Quân đội đã chủ động phối hợp cùng các lực lượng
khác, tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chiến lược bảo vệ Tổ
quốc, xây dựng Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự trong tình hình mới;
đề ra đối sách phù hợp, xử lý thắng lợi các tình huống phức tạp, các vấn đề
nhạy cảm về quốc phòng - an ninh. Các đơn vị trong toàn quân luôn ra sức huấn
luyện, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, làm chủ các loại vũ
khí, trang bị mới, hiện đại; thường xuyên rèn luyện, chấp hành kỷ luật, nêu cao
cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, làm tốt nhiệm vụ là lực lượng nòng cốt cùng nhân
dân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển,
đảo của Tổ quốc. Hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa và lực
lượng Cảnh sát biển ngày đêm chắc tay súng, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ
quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; bảo vệ ngư trường truyền thống cho
ngư dân và kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi ngư dân gặp hiểm nguy là sự tiếp nối
truyền thống “vì nhân dân quên mình” của Quân đội ta; tô thắm thêm hình ảnh “Bộ
đội Cụ Hồ” trong thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu ở thời kỳ
mới. Mặt khác, Quân đội đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành,
đoàn thể và cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng tiềm lực và thế trận của
nền quốc phòng toàn dân, gắn với xây dựng tiềm lực và thế trận của nền an ninh
nhân dân ngày càng vững chắc, nhất là trên các hướng, địa bàn chiến lược, trọng
điểm, biên giới, hải đảo. Các đơn vị Quân đội đứng chân trên các địa bàn cũng
chủ động, tích cực làm nòng cốt cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh
thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X), Nghị định
152/2007/NĐ-CP và Nghị định 02/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng khu vực
phòng thủ. Bên cạnh đó, Quân đội luôn là lực lượng đi đầu trong đấu tranh làm
thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần bảo
vệ Đảng, bảo vệ đường lối đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”, bảo vệ vững chắc Tổ quốc về phương diện chế độ chính trị.
Thực
hiện chức năng đội quân công tác, toàn quân thường xuyên đẩy mạnh
công tác dân vận với nhiều nội dung, hình thức đa dạng và phong phú; chủ động,
tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia giúp dân xóa đói, giảm
nghèo, phát triển sản xuất, củng cố hệ thống chính trị cơ sở. Chỉ trong 5 năm
(2013 - 2018), Quân đội đã tham gia củng cố hơn 4.000 chi bộ Đảng, 5.300 tổ
chức chính quyền, 23.000 tổ chức chính trị - xã hội, xóa tình trạng “trắng”
đảng viên ở 107 thôn, bản; phối hợp tổ chức giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng và an ninh cho hơn 20 triệu lượt người; đào tạo nghề cho 525 y tá, y sĩ
thôn, bản. Các đơn vị đã giúp đỡ nhân dân hơn 2 triệu ngày công lao động xây
dựng nông thôn mới, tặng Nhà Tình nghĩa; tổ chức hơn 2.000 đợt khám, chữa bệnh,
tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho hơn 2,5 triệu lượt người với tổng trị
giá hơn 300 tỷ đồng1. Ngoài ra, Quân đội còn tích cực, chủ động tham
gia duy trì, bảo tồn và phát triển bền vững các tộc người, dân tộc rất ít
người, như: tộc người thiểu số Đan Lai ở Nghệ An; dân tộc La Hủ ở Lai Châu; dân
tộc Chứt ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, v.v. Cùng với đó, các đơn vị còn phối hợp chặt
chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động đồng bào các dân
tộc thiểu số xóa bỏ hủ tục; tham mưu xây dựng nhiều mô hình phát triển văn hóa,
điểm sinh hoạt tín ngưỡng phù hợp với điều kiện địa lý, tình hình kinh tế - xã hội
của mỗi dân tộc. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã cử 332 cán bộ tham gia chính
quyền cấp xã; trong đó, 260 người giữ chức vụ trong cấp ủy.
Với
quan điểm tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai là nhiệm vụ chiến đấu
trong thời bình, những năm qua, Quân đội thực sự là lực lượng nòng cốt trong
thực hiện nhiệm vụ này. Trong 5 năm (2013 - 2018), Quân đội đã huy động hơn 1,3
triệu lượt cán bộ, chiến sĩ và gần 30.000 lượt phương tiện giúp dân phòng,
tránh, khắc phục hậu quả thiên tai; cứu hộ, cứu nạn được hơn 10.000 phương tiện
và gần 18.000 người dân2. Qua đó, thiết thực tăng cường quan hệ máu
thịt giữa Quân đội với nhân dân, góp phần xây dựng, củng cố “thế trận lòng dân”
vững chắc. Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Quân đội lăn lộn trong gian khó, sáng tạo
trong tổ chức giải cứu 12 công nhân bị sập hầm ở thủy điện Đạ Dâng (Lâm Đồng);
dầm mình trong bão, lũ để di chuyển, cứu tính mạng và tài sản của nhân dân
trong những năm qua, có khi còn hy sinh cả tính mạng của mình, đã để lại trong
lòng nhân dân nhiều tình cảm tốt đẹp.
Thực
hiện chức năng đội quân lao động sản xuất trong thời kỳ đổi
mới, ngoài các hoạt động tăng gia, sản xuất tại doanh trại ở các đơn vị thường
trực để cải thiện đời sống bộ đội, các doanh nghiệp Quân đội (ngoài nhiệm vụ
duy trì sản xuất sản phẩm quốc phòng đáp ứng nhu cầu thường xuyên, được phép
sản xuất thêm mặt hàng kinh tế) đã góp phần vào xây dựng tiềm lực kinh tế của
nền quốc phòng toàn dân. Nhiều doanh nghiệp Quân đội đã trở thành trụ cột của
nền kinh tế, có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước,
như: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Tân
Cảng Sài Gòn, Tổng Công ty 36, v.v. Các đoàn kinh tế - quốc phòng đứng chân ở
những vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, ngoài nhiệm vụ giúp nhân dân địa phương
phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, còn trực tiếp làm nhiệm vụ xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên những
địa bàn chiến lược, trọng điểm. Những hoạt động đó đã tô thắm thêm và tỏa sáng
hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân trước điều kiện mới.
Danh
hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” là tài sản văn hóa tinh thần vô giá mà nhân dân yêu
mến, trao tặng, gửi gắm niềm tin yêu, sự ngưỡng mộ dành riêng cho cán bộ, chiến
sĩ Quân đội ta. Để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, phủ nhận của các
thế lực thù địch đối với giá trị văn hóa quân sự độc đáo này, cần có sự chung
tay, góp sức của toàn Đảng, toàn dân, mà trước hết là vinh dự, trách nhiệm của
mỗi quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Vấn đề then chốt để giữ vững và
làm tỏa sáng giá trị văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới là không ngừng
tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân
đội; bởi đó là nhân tố quyết định bản chất cách mạng của Quân đội. Cùng với đó,
các cơ quan, đơn vị trong toàn quân cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả
Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ
Hồ”, gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng những
nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó là
hành động thiết thực để Quân đội ta mãi mãi xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”.
Thắng lợi của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất; chúng ta phải phát huy những thành quả đó
Trả lờiXóa