Tham nhũng là một
hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà
nước. Nó hiện hữu ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị và
trình độ phát triển. Ở Việt Nam
hiện nay, tham nhũng đang nổi lên như một vấn nạn nghiêm trọng đe dọa sự tồn
vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thời gian qua, công
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực cả trong
nhận thức và hành động. Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện quyết tâm rất
cao trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, coi đây là nội dung, biện pháp
quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, một nội dung quan trọng trong
đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước hiện nay. Cụ thể hóa quyết tâm
đó, Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định, pháp lệnh,
xác định nhiều chủ trương, biện pháp phòng, chống tham nhũng. Kết quả đấu
tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua khẳng định quyết tâm của Đảng
và Nhà nước ta và những chủ trương, biện pháp có tính khả thi cao. Qua công tác
chỉ đạo tổ chức thực hiện, bước đầu đã thu được kết quả rất đáng khích lệ.
Nhiều vụ tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng đã được phát hiện
kịp thời và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật; có tác dụng tích cực trên nhiều
mặt, ngăn chặn thất thoát tiền bạc, tài sản của Nhà nước, góp phần ổn định và
phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường đoàn kết nội bộ, củng cố lòng tin của
nhân dân, tạo ra sự đồng thuận xã hội, được dư luận trong nước và quốc tế hoan
nghênh…
Lợi
dụng vấn đề này, các thế lực thù địch đã tập trung khai thác, chống phá Đảng,
Nhà nước ta. Thủ đoạn phổ biến của chúng trong thời gian gần đây là lợi dụng
việc Đảng ta đưa ra các hình thức kỷ luật đối với một số cán bộ cấp cao như Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê, Nguyễn Văn Bình, Châu
Thị Thu Nga, Nguyễn Xuân Anh… chúng cho rằng: hiện nay “đang có cuộc thanh trừng, đấu đá trong nội bộ Đảng”,
“cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc đấu đá phe cánh”, rồi “tăng cường phòng, chống tham nhũng chỉ là chiêu trò mị dân”,
“chống tham nhũng chỉ là hô khẩu hiệu”… hòng hạ thấp uy tín của Đảng ta, chia rẽ, gây mất đoàn kết trong hàng
ngũ cán bộ lãnh đạo cao cấp; làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân vào
sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước và bộ máy chính quyền các
cấp; chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân…
Từ những
luận điệu mơ hồ đó, chúng đẩy mạnh tuyên truyền, tung hô: “Phải thực hiện đa
nguyên, đa đảng” và “chỉ có từ bỏ chủ nghĩa xã hội đi theo chủ nghĩa tư bản thì
Việt Nam
mới hết tham nhũng”… Đó thực chất chỉ là những lời bịp bợm, giả dối, ngụy biện.
Bởi vì, tham nhũng không phải là hiện tượng đặc trưng của nhà nước xã hội chủ
nghĩa, mà ngay bản thân ở các nước tư bản hiện nay tình trạng tham nhũng vẫn
tràn lan với mức độ ngày càng nguy hại, điển hình như từ vụ hồ sơ Panama cho tới các vụ luận tội Tổng thống
Brazil và Hàn Quốc. Năm 2016 là một năm được đánh dấu bởi các vụ bê bối liên
quan tới tham nhũng và gia tăng sự phẫn nộ của công chúng về tình trạng này.
Nói về tham nhũng,
V.I.Lênin đã từng khẳng định: “Tham nhũng gắn bó hữu cơ với sự tồn tại và phát
triển của bộ máy nhà nước và quyền lực công”. Tham nhũng là tệ nạn
xấu xa phá hoại từ bên trong nền móng công cuộc xây dựng, phát triển đất nước,
là “mảnh đất màu mỡ” để các phần tử thù địch “gieo mầm” chống phá cách mạng
nước ta. Đây thực sự là nguy cơ, thách thức đặt ra đối với cả hệ thống chính
trị và toàn xã hội. Chúng ta đấu tranh phòng chống tham nhũng, song cũng cần
tỉnh táo, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tình hình tham nhũng và công tác
phòng chống tham nhũng ở nước ta để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta.
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa