Nguyễn Kim Hùng
Sau khi Đại tướng Lê Đức Anh từ trần,
nhiều kẻ chống phá chế độ đã đăng tải lên mạng xã hội những bài viết xuyên tạc, bịa đặt, xúc phạm nặng nề đến vong linh
ông. Những dữ liệu giả tạo, đơm đặt liên quan đến trận chiến Gạc Ma - sản phẩm
của những kẻ chống phá lại một lần nữa dựng lên cho dù có các chứng nhân đã lên
tiếng bác bỏ hoàn toàn những lời bịa đặt. Điều đó chứng tỏ việc "chống
Cộng sản không từ thủ đoạn" đang hằng ngày hằng giờ được các thế lực tiến
hành.
Thông tin xuyên tạc Đại tướng Lê Đức
Anh là người ra lệnh cấm nổ súng dẫn đến sự hi sinh của 64 chiến sĩ trên đảo
Gạc Ma năm 1988 được các thế lực chống đối sử dụng như một vũ khí đánh vào uy
tín của Đại tướng Lê Đức Anh cũng như ư uy tín về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam.
Mặc dù nhân chứng trực tiếp tham gia
trận Gạc Ma là trung sĩ Lê Hữu Thảo cũng như nhiều người gián tiếp tham gia
trận chiến đã khẳng định: không có lệnh cấm nổ súng trong trận chiến. Vi nếu
như có lệnh cấm nổ súng thì giải thích thế nào về số lượng 22 lính TQ chết và
bị thương trong trận Gạc Ma.
Thực tế là, để phòng xung đột quân sự
nhỏ trên khu vực Trường Sa có thể bùng nổ thành một cuộc chiến tranh lớn trên
biển, Tư lệnh quân chủng Hải quân là đô đốc Giáp Văn Cương ra lệnh: hết sức
kiềm chế, tự vệ là chính, không nổ súng trước, nhưng kiên quyết táo bạo, với
phương châm “có người, có đảo; còn người, còn đảo”.
Như vậy, mệnh lệnh không nổ súng
trước đã được ban hành để tránh khiêu khích đối phương, làm bùng nổ các xung
đột gây bất lợi lâu dài.
Trong bối cảnh lúc đó, Việt Nam vẫn
đang có xung đột ở biên giới phía Bắc và tại Campuchia. Lúc này, lực lượng của
chúng ta rất mỏng, phải bố trí quân đội ở cả biên giới phía bắc, Campuchia và
biển đảo. Có thể nói, đây là giai đoạn mà Tổ quốc gặp khó khăn nhất. Ngoài việc
biên giới hai đầu không yên ổn, Việt Nam còn bị bao vây, cấm vận về kinh tế.
Nếu manh động nổ súng trước mà để xảy
ra một cuộc chiến lớn trên biển thì hậu quả rất khôn lường.
Do đó, kiềm chế để không nổ súng
trước, không để cho đối phương tạo cớ gây xung đột lớn là mệnh lệnh đúng đắn.
Lịch sử đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh do một bên tạo cớ để gây ra như chiến
tranh thế giới lần thứ 2, sự kiện vịnh Bắc bộ 1964 do Mỹ tạo cớ để ném bom phá
hoại miền Bắc.
Nhưng tất nhiên, trong chiến tranh
thì không thể có lệnh cấm nổ súng, dù ở bất cứ mặt trận nào. Bộ đội đã trấn giữ
Trường Sa phải nổ súng khi bị tấn công để bảo vệ đảo. Vì thế, chúng ta không nổ
súng trước nhưng phải nổ súng. Khi đã được giao súng tức là được bắn, đấy là
nguyên tắc, chỉ có điều phải xác định bắn lúc nào. Nổ súng lúc nào do người chỉ
huy tại chỗ quyết định, không phải cấp cao hơn, càng không phải lãnh đạo Bộ
Quốc phòng. Thực tế trong trận Gạc Ma, bộ đội ta đã nổ súng đáp trả và đối
phương bị thương vong 22 người.
Không nổ súng trước không có nghĩa là
không được nổ súng chống lại khi bị tấn công. Không một đô đốc hải quân nào ra
lệnh cho bộ đội của mình làm thế. Không một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh cho
quân đội của mình như thế. Bởi nếu như thế có nghĩa là ta đầu hàng vô điều
kiện.
Quân đội Việt Nam đã đối đầu với hai
kẻ thù mạnh là Pháp và Mỹ và giành chiến thắng. Quân đội Việt Nam cũng đã đối
đầu với Trung Quốc ở phía Bắc và quân Khmer Đỏ ở biên giới Tây Nam. Cả hai cuộc
chiến tranh biên giới đều không phải do Việt Nam bắt đầu. Nhưng Việt Nam cũng
không ngại ngần đáp trả. Thế thì không có lý do gì, chúng ta lại sợ hãi nổ súng
nếu bị tấn công ở Trường Sa. Xin nhắc lại, nổ súng lúc nào do người chỉ huy tại
chỗ quyết định, không phải cấp cao hơn, càng không phải lãnh đạo Bộ Quốc phòng.
Không biết có nước nào khi có chiến
tranh mà lãnh đạo Bộ Quốc phòng chỉ huy từng trận đánh cấp đại đội không? Tôi
chắc là không. Đơn vị của một ông sỹ quan nào đó hồi đánh Mỹ chắc chắn không
bao giờ nhận được lệnh trực tiếp từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Không có cơ chế đó
và nếu có đi chăng nữa thì phương tiện thông tin thời kỳ đó không thể gọi trong
vòng mấy chục giây đến cấp trung đoàn, cấp tiểu đoàn được, càng không tới tàu
hoặc trên đảo xa xôi.
Hơn nữa, lúc đó quân đội hàng triệu
người của ta đóng ở biên giới đang có chiến tranh và Campuchia, không có lãnh
đạo Bộ Quốc phòng nào ra lệnh cấm nổ súng cho toàn quân, càng vô lý nếu ông có
thể ra lệnh và kiểm soát việc nổ súng của từng đơn vị từ cấp đại đội.
Trong xung đột Colin, Len Đao và Gạc
Ma, Việt Nam đóng giữ 2 đảo là Colin và Len Đao, Trung Quốc đóng giữ 1 đảo Gạc
Ma. Từ năm 1987, Việt Nam kiểm soát thêm 14 đảo, Trung Quốc đóng giữ 7 đảo.
Bằng cách đóng quân trên 14 đảo mới,
chúng ta thực tế đã mở rộng kiểm soát sang phía đông. Đóng quân thực tế khác
hẳn với việc tuyên bố chủ quyền nhưng không đóng giữ. Khi đã đóng quân, Việt
Nam đã không để mất một tấc đất nào.
Có những người rất muốn cho rằng Việt
Nam thất bại trong vấn đề Trường Sa. Thực tế là trái ngược với những điều họ
nghĩ: Việt Nam mở rộng kiểm soát lãnh thổ, khai thác dầu khí, xây dựng các nhà
giàn, chúng ta đã làm được nhờ có tầm nhìn chiến lược, cách làm khôn khéo và
sáng tạo. Đó là những kỳ tích. Không một nước nào khác làm được điều này.
Thời kỳ 1987-1989 chúng ta làm được
là một chiến công. Chiến công này là của đất nước chúng ta, của quân đội và hải
quân nhân dân Việt Nam./.
Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóa