Để
phát huy hơn lữa trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán
bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong việc đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cần làm tốt những yêu cầu sau:
Một là, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy và cơ
quan, đơn vị phải nâng cao nhận thức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường
xuyên tu dưỡng, rèn luyện, tự giác, gương mẫu trong việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần đấu tranh, ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên
phải theo phương châm “Trên trước, dưới sau”, “Trong trước, ngoài sau”, “Học đi
đôi với làm theo”; cấp ủy viên nêu gương cho đảng viên, đảng viên nêu gương cho
quần chúng; cán bộ cấp trên nêu gương cho cán bộ cấp dưới; thủ trưởng cơ quan,
đơn vị nêu gương cho công chức, viên chức và người lao động.
Hai là, việc nêu gương của cán bộ, đảng viên phải thể
hiện toàn diện trên các mặt về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác
phong; tự phê bình và phê bình; quan hệ với nhân dân; trách nhiệm trong công
tác; ý thức tổ chức kỷ luật và đoàn kết nội bộ... Trong đó, nội dung nêu gương
về trách nhiệm trong công tác, cần nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy với công
việc; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu
và vận dụng có hiệu quả các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng
kiến trong lao động, sản xuất, công tác. Chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm, đã nói thì phải làm. Hiểu và thực
hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; làm việc có nguyên tắc, kỷ
cương, có lý, có tình; không lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi giải quyết công
việc; chống các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy
thi đua và các biểu hiện tiêu cực khác. Kiên quyết chống tư tưởng cục bộ, bè
phái và các biểu hiện cơ hội, thực dụng vì lợi ích cá nhân, “lợi ích nhóm”.
Ba là, đối với cấp ủy đảng, đảng bộ cơ
sở có trách nhiệm lãnh đạo cán bộ, đảng viên ở các cơ quan, đơn vị nâng cao
nhận thức, nắm vững về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu; đưa việc học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên
của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, của từng cơ quan, đơn vị, trước hết là của người
đứng đầu, của cán bộ, đảng viên. Cấp ủy cơ sở tùy theo đặc thù, tình hình, điều
kiện của cơ quan, đơn vị, xác định rõ những nội dung đột phá nhằm làm chuyển
biến rõ nét trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh, nhất là đổi mới phong cách, tác phong công tác gần dân, sát dân, lắng
nghe, đối thoại với Nhân dân; chống bệnh thành tích, hình thức; thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; nâng cao tinh thần trách nhiệm,
quyết liệt trong công việc, “nói đi đôi với làm”.
Mỗi cán bộ, đảng viên hãy là những tấm gương sáng trong chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật
Trả lờiXóa