Các thế lực thù địch đang điên cuồng bài bác, trương lên và tung hê các luận điệu rằng:
“Học thuyết Mác là sản phẩm của
giữa thế kỷ XIX, do vậy đem đặt nó trong bối cảnh, thế kỷ XXI nếu không lạc hậu,
thì cũng chẳng thể là khoa học”; “Chủ nghĩa Mác-Lênin là ngoại lai, bắt nguốn từ phương
Tây nên không còn phù hợp với Việt Nam”.
Nhưng, sự thật có
phải như các thế lực thù địch của chủ nghĩa Mác-Lênin rêu rao như vậy
không?
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin không phải là những ông “thầy tiên tri của lịch
sử” như một số người bôi nhọ. Các Ông là những nhà khoa học - những nhà cách mạng.
Lý tưởng mà các Ông theo đuổi là khát vọng của nhân loại tiến bộ - con người được
giải phóng hoàn toàn khỏi mọi ách áp bức bóc lột, được ấm no, tự do, hạnh phúc.
Nói cách khác, lý luận của các ông chỉ giúp loài người lựa chọn điều
cần và phải đi con đường dân tới xã hội không còn người bóc lột người, với những lực lượng tiên quyết, những điều kiện có tính chất cần và đủ. Thử hỏi điều đó, phương Đông, nơi khi mà
chủ nghĩa thực dân đang còn giày xéo lên tất cả các dân tộc, dưới gót sắt nô dịch
của chúng, có cần không hay chỉ phương Tây, nơi chính nhân dân lao động các nước
tư bản chủ nghĩa đang bị giai cấp tư sản cầm tù, mới cần đến?
Sự cần thiết, sự
phù hợp, vai trò cơ sở, nền tảng tư tưởng lý luận, kim chỉ nam cho hành động
cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với lịch sử phát triển của cách mạng thế giới và Việt Nam, có thể
khái quát ở những điểm chủ yếu dưới đây:
Thứ nhất, sự vận động,
phát triển từ thời cổ đại đến nay của nhân loại và của lịch sử dân tộc Việt Nam
là bằng chứng rõ ràng chứng tỏ rằng, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
(HTKTXH) của chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học, đúng đắn và phản ánh chính xác
lịch sử vận động, phát triển tiến bộ của toàn thể nhân loại,
trong đó có dân tộc Việt Nam.
Học thuyết đó đã chỉ rõ: Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử phát triển và thay thế nhau của
các HTKTXH, trong đó sự phát triển của các quan hệ sản xuất theo hướng tiến bộ
là cơ sở hạ tầng, trên đó xây dựng nên kiến trúc thượng tầng thích hợp.
Lịch sử loài người đã và đang trải
qua 5 HTKTXH. Đó là quy luật chung của sự phát triển xã hội loài người; còn mỗi
quốc gia dân tộc có thế bỏ qua một hình thái nào đó trong điều kiện lịch sử của
thời đại và dân tộc. Việt Nam bỏ qua sự phát triển HTKTXH chiếm hữu nô lệ và
HTKTXH tư bản chủ nghĩa là một thực tế lịch sử khách quan không thể phủ nhận.
Thứ hai, chủ nghĩa
Mác - Lênin chỉ ra quy luật khách quan của quá trình ra đời, phát triển của
CNXH, CNCS; đồng thời cũng chỉ ra điều kiện chủ quan quyết định của quá trình
đó là: lý luận tiên phong và Đảng tiên phong của giai cấp công nhân. Trong tác
phẩm “Làm gì?”, V.I.Lênin đã khẳng
định: “Không có lý luận cách mạng, thì không thể có phong trào cách mạng”, “chỉ
đảng nào được một lý luận tiên phong soi đường thì mới làm tròn vai trò chiến sỹ
tiên phong”
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 của nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện, giáo dục, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin
làm nền tảng tư tưởng chính trị, kim chỉ nam cho hành động cách mạng, là minh
chứng thuyết phục nhất chứng tỏ rằng, chủ nghĩa Mác-Lênin đã thực sự đóng vai trò lý luận dẫn
đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Thứ ba, V.I.Lênin kế
thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo học thuyết của c. Mác vào thực tiễn cách
mạng ở Nga và thế giới, trên cơ sở đó đề ra học thuyết về cách mạng XHCN trong
thời kỳ đế quốc chủ nghĩa.
Trên cơ sở những
nghiên cứu, phân tích về CNĐQ, V.I.Lênin phát hiện ra. quy luật phát triển
không đều về kinh tế và chính trị của CNTB trong thời kỳ CNĐQ và đi đến kết luận:
cách mạng vô sản có thể thẳng lợi ở một sô
nước hay thậm chí ở một nước riêng lẻ, nơi CNTB chưa phải là phát triển nhất,
nhưng là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền TBCN. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã chứng minh
cho điều đó.
Thứ tư, những thành
tựu có ý nghĩa lịch sử, mang tính bước ngoặt, đặc biệt là những thành tựu của gần
30 năm đổi mới mà Việt Nam đã đạt được, một phần rất quan trọng là do Đảng, Nhà
nước ta đã vận dụng sáng tạo những tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,
trong đó có Chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I.Lênin trong thòi kỳ quá độ lên
CNXH.
Thứ năm, sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin, cụ
thể là NEP của Lênin vào hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam được thể hiện đặc biệt
rõ nét trong quan điểm, chủ trương của Đảng ta về phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Như vậy, với những phân tích trên
đây thì không thể nói rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin là “xa lạ”, là “không phù hợp” với
Việt Nam được.
Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa