Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

THẤY GÌ TỪ CUỘC TIẾN CÔNG CỦA MỸ VÀO SYRIA (14-4-2018)?



1- Một cuộc tiến công không có giá trị chiến lược
Sau khi quân đội Syria giải phóng hoàn toàn khu vực đông Ghouta, những lực lượng được Mỹ và phương tây chống lưng đầu hàng và thua chạy tan tác, Tổng thống Trump nhận thức rõ, không thể xóa bỏ Chính phủ của Tổng thống Assad, nên tốt nhất là rút quân về. Ông tuyên bố: nhanh chóng rút quân khỏi Syria. Tuy nhiên, ngay sau đó, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra ở tầng 50 Tòa tháp Trump. Những thế lực “Nhà nước ngầm” dường như muốn cảnh báo cho Trump thấy, ông muốn tồn tại thì chớ rút quân, kẻo lại như Kenedy thì khốn. Trump lập tức thay đổi thái độ, tuyên bố tiếp tục duy trì lực lượng quân sự Mỹ ở Syria. Đồng thời, cùng với Anh dựng ra vụ quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học ở Ghouta, tạo cớ cho hành động quân sự
Sáng ngày 14-4-2018, Mỹ cùng các đồng minh Anh, Pháp đồng loạt tiến công tên lửa và bom tấn vào Syria. Mỹ phóng hơn 100 tên lửa Tomahawk, trị giá mỗi quả 1,4 triệu USD, tiêu tốn khoảng 150 triệu USD trong 1 giờ đồng hồ (Đây là vũ khí có từ những năm 80 thế kỷ XX, được Mỹ sử dụng lần đầu tiên năm 1991 trong Chiến tranh vùng Vịnh). Quân đội Syria dùng vũ khí mua từ thời Liên Xô, bắn hạ 71 quả.
Vậy mục tiêu của cuộc tiến công trên là gì?
- Đối với Tổng thống Trump, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu đối nội, làm hài lòng những thế lực thích làm căng với Nga, đối phó với Iran và thu nhiều lợi nhuận từ sản xuất vũ khí (còn lái súng Mỹ thì thế giới không thể bình yên).
Hay đặt câu hỏi: Nếu như tiêu diệt được Chính phủ của Tổng thông Assad thì rồi Mỹ sẽ làm gì? Mỹ không có câu trả lời đúng, vì thực tế cho thấy, sau khi tiêu diệt những chính quyền hợp pháp ở Iraq, Libya, Ai Cập... Mỹ đã biến những đất nước này thành nơi loạn lạc, chủ nghĩa khủng bố hoành hành, nội chiến giữa các phe nhóm triền miên, và dòng người chạy tỵ nạ không ngừng chảy. Hành động lên gân cơ bắp, sử dụng vũ lực và không ngớt mồm đe dọa sử dụng vũ lực chỉ thể hiện Mỹ đang theo đuổi chính sách áp đặt và cường quyền, thể hiện sự cùng quẫn của những thế lực hiếu chiến Mỹ. Mỹ và phương tây chỉ có thể chữa căn bệnh trầm kha này bằng cách từ bỏ giấc mộng "cảnh sát toàn cầu", chỉ huy cả thế giới.
- Đối với Pháp, tham gia vụ việc này để gây dựng vai trò chính trị khu vực và tỏ ra rằng Pháp cũng đã trở lại cuộc chơi chính trị quyền lực thế giới.
- Với Anh, bà May đang đuối lý do không có bằng chứng cụ thể để vu vạ cho Nga trong vụ đầu độc cha con điệp viên hai mang người Nga (trong khi Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) cần 3 tuần để phân tích, thì bà đã khẳng định trước đó là chất Nivochok được Nga sản xuất - Quá giỏi!). Bà muốn khuấy động chuyện sử dụng chất độc hoá học ở Syria, lái dư luận tin rằng chính phủ Nga là thủ phạm gây ra vụ đầu độc ở Anh. Hơn thế, bà còn muốn thể hiện mối quan hệ “đặc biệt" với Mỹ. Bà quá thông minh khi cố tình chia mũi nhọn ra bên ngoài để xoa dịu áp lực nội bộ do những khó khăn, bế tắc trong tiến trình đàm phán Brexit.
Như vậy, cuộc tiến công không hề làm thay đổi thế thua của Mỹ và phương Tây trên chiến trường Syria, cũng không thể lật đổ Chính phủ của Tổng thống Assad, mà chỉ nhằm những mục tiêu rất hạn chế và mang tính nhất thời. Cuộc tiến công như vậy không có giá trị chiến lược.
2- Một hành động xâm lược, phia nghĩa, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế
Trước hết đó là một cuộc tiến công không có lý do xác đáng. Cuộc không kích được thực hiện đúng vào lúc những chuyên gia của OPCW bắt đầu làm việc tại Damascus để điều tra làm rõ chân tướng vụ việc ở Douma – nơi người ta “nghi là vũ khí hóa học đã được sử dụng”. Chưa có một bằng chứng nào làm chỗ dựa cho Mỹ và Anh. 160 nước trên thế giới đang chờ bằng chứng của Mỹ và Anh. Nhưng họ không cần bằng chứng, vì họ thừa biết không thể lấy đâu ra bằng chứng. Vậy thì tốt nhất cứ đặt thiên hạ trước "việc đã rồi".
Tóm lại, họ đang lặp lại hành động vu khống thô bỉ như "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" ở Việt Nam, sự kiện vũ khí hóa học của Iraq... trước kia.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đang họp kín bàn về tránh làm bùng phát xung đột, nhưng họ bất chấp mọi sự "bàn rùn".
Syria là một quốc gia có chủ quyền; là thành viên Liên hợp quốc; là quốc gia đi đầu chống khủng bố và có nhiều thành công nhất. Nhưng trong đầu họ làm gì có một Syria như thế, bởi họ đang cần một Iraq, một Libya tan nát cơ mà.
Tóm lại, Mỹ và phương Tây hành động bất chấp luật lệ quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Hành động hung hăng, võ biền, mang tính áp đặt và cường quyền, nhưng không dám tiến công vào lực lượng Nga, mà tập trung bắt nạt một nước nhỏ, đầy thương tích chiến tranh, chỉ làm xấu thêm hình ảnh của một cường quốc vốn tự xưng "tự do", "dân chủ", "nhân quyền" mà thôi!
3- Khẳng định Syria không có vũ khí hóa học, và vụ quân đội Syris dùng bom hóa học chỉ là một trò vu khống của Mỹ và phương Tây.
Theo Nhà Trắng và Lâu Năm Góc, hàng trăm tên lửa Mỹ đã tiêu diệt ba mục tiêu: "hai cơ sở hóa học" và một cơ sở quân sự, được coi là "kho chứa vũ khí hóa học". Vậy điều gì sẽ xảy ra khi những kho chứa vũ khí hóa học nổ tung và chất độc hóa học được tán phát rộng rãi?
Trả lời câu hỏi trên cho thấy: Syria không có và không sử dụng vũ khí hóa học như Anh, Mỹ vu cao để lấy cớ tấn công quân sự. Nếu có, thì các chuyên gia của Tổ chức Giám sát vũ khí hóa học quốc tế đang có mặt tại Syria cần gì phải "điều tra nữa"? Hãy đến ngay với nhân dân ở khu vực Mỹ vừa bắn tên lửa sẽ thấy ngay.
Thực tế này bóc trần hành động của Mỹ, Anh, Pháp là phi lý và vô lý.
4- Kích thích người dân Syria hướng về Chính phủ của Tổng thống Assad
Sau khi tận mắt chứng kiến những quả cầu lửa nổ trên bàu trời, do tên lửa của quân đội Syria bắn trúng tên lửa của Mỹ, người dân Syria mừng ra mặt. Họ tin vào quân đội của Chính phủ. Không lâu sau khi cuộc tấn công kéo dài 1 giờ của Anh, Mỹ và Pháp kết thúc, người dân Syria đã đổ ra đường phố thủ đô Damascus, quốc ca Syria vang lên khắp nơi. Buổi sáng, Tổng thống Assad bình tĩnh đến nơi làm việc. Nhân dân tập trung về quảng trường Omayyad tại thủ đô Damascus, mang theo quốc kỳ Syria, Nga và Iran. Một số còn vỗ tay nhảy múa, những người khác thì điều khiển xe ô tô bấm còi liên hồi. Mọi người hô lớn: “Chúng tôi là người của ngài, Tổng thống Bashar al-Assad”. Dường như sự tàn bạo của Mỹ và phương tây không làm họ sợ hãi, mà càng đoàn kết và quyết tâm hơn. Có lẽ đây là lần đầu tiên người dân Syria hớn hở như vậy. Đây là điều chắc chắn Mỹ và phương Tây không muốn một chút nào.
5- Gây trắc trở cho Mỹ trong cuộc gặp với Triều Tiên sắp tới
Syria là một đồng minh thân thiết của Triều Tiên. Từ lâu, Triều Tiên nhận thấy cần theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân, vì sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ khiến nguy cơ bị tấn công trừng phạt giảm thiểu. Triều Tiên từng nhiều lần lấy việc Mỹ can thiệp quân sự trên thế giới làm lý do để duy trì chương trình hạt nhân của mình.
Sau khi Lybia giải trừ toàn bộ chương trình vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học, Mỹ cầm đầu NATO đã xúc tiến lật đổ TT Gaddafi. Bài học phải có sức mạnh để tự bảo vệ mình được Triều Tiên rút ra và nhanh chóng tăng tốc thử tên lửa hạt nhân. Đến tháng 11.2017, Triều Tiên đã có tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng bao trùm nước Mỹ.
Năm 2015, Mỹ ký thỏa thuân hạt nhân Iran. Nhưng rồi, Tổng thống Trump dọa hủy bỏ. Triều Tiên hoàn toàn tin vào kết luận: không thể mong đợi nước Mỹ giữ lời. Phi hạt nhân hóa kiểu Mỹ là thế nào? Đó là câu hỏi nhất định Triều Tiên sẽ giành cho Mỹ.
6- Thế giới sẽ như thế nào? nếu Mỹ và phương Tây tiếp tục theo đuổi chính sách sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực?
Rất khó lường. Bất ổn. Bất định...? Nhà tiên trì Vanga từng dự đoán: Thế giới sẽ bị tàn phá bởi chiến tranh thế giới thứ ba và biến thành một "vùng đất hoang vu gần như không còn một sinh vật nào sống sót" (sẽ thành sự thật, nếu Mỹ gây chiến tranh với Nga và Nga không kiềm chế được). Điều này bắt đầu từ các nước Ả Rập vào năm 2010, hàng loạt các cuộc tấn công tại Syria, người Hồi giáo sẽ sử dụng vũ khí hóa học chống lại người châu Âu. Lời dự đoán từng gây xôn xao nhất của bà Vanga là việc Tổng thống Mỹ thứ 45 sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khiến “nước Mỹ phải ngã xuống”. Chúng ta hãy cùng chờ xem!

1 nhận xét: