Trong suốt quá trình thành lập, rèn luyện và phát
triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt coi trọng vị trí, vai trò nêu gương của
cán bộ, đảng viên, coi đây là kinh nghiệm quý báu trong công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ, đảng viên nhất là trong giai đoạn hiện nay, mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với
những yếu tố tiêu cực của hội nhập quốc tế đã dẫn đến thực trạng suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Vì
vậy, quán triệt và nêu cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên là một trong
những yêu cầu cấp bách, biện pháp chủ đạo trong hệ thống biện pháp nhằm nâng
cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.
Việc nêu gương của đội ngũ
cán bộ, đảng viên là làm việc hay việc tốt để mọi người noi theo. Phạm vi nêu gương được thể hiện ở mọi
mặt, từ tu dưỡng, rèn luyện bản thân; có thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn
kết, khoan dung, độ lượng, thật thà, đối với mọi người; trong công việc phải
cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Nêu gương phải thường xuyên, từ việc nhỏ
đến việc lớn, nêu gương gắn với thực hiện nói đi đôi với làm.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng
của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc nêu gương của cán bộ,
đảng viên. Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Người thường xuyên căn dặn,
chỉ dẫn cho toàn Đảng bằng cả lý luận và thực tiễn, bằng cả cuộc sống và sự
nghiệp cách mạng của mình. Những lời căn dặn và những việc làm của Người đã trở
thành bài học lớn xuyên suốt mà mỗi cán bộ, đảng viên đều phải học tập và noi
theo. Khi nói về nêu gương “người tốt, việc tốt” Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài
diễn văn tuyên truyền”
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nêu gương trong cán
bộ, đảng viên, Đảng ta đã ban hành nhiều Chỉ thị, Quy định và đề ra các biện
pháp, yêu cầu cụ thể trong vấn đề này. Trong giai đoạn 2006 - 2016, Đảng ta đã
liên tiếp ban hành 03 Chỉ thị của Bộ Chính trị: Chỉ thị số 06-CT/TW ngày
07/11/2006 về tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh; Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về
tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh. Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày
16/01/2012 - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và Nghị quyết số 04-NQ/TW
ngày 30/10/2016 - Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung
ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đồng
thời, Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng đã ban hành Quy định số 101-QĐ/TW ngày
07/6/2012 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh
đạo chủ chốt các cấp.
Nội dung các Chỉ thị, Nghị quyết nêu
trên cảu Đảng, là cơ sở vững trắc tạo ra một bước chuyển biến tích cực trong ngăn chặn những biểu
hiện suy thoái về đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XII và đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn
xã hội.
Từ thực tiễn Cuộc vận động “Học tập và làm
theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 06-CT/TW
của Bộ Chính trị (khóa X) đến việc “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa
XI); Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012
của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ
lãnh đạo chủ chốt các cấp, bước đầu đã đem lại những kết quả tích cực.
Đã xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hy sinh lợi ích cá nhân
vì lợi ích chung; nhiều tấm gương cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các cấp, các
ngành khiêm tốn, giản dị, tác phong sâu sát thực tế, gần gũi để thấu hiểu tâm
tư, nguyện vọng của quần chúng; nêu cao ý thức phục vụ nhân dân; làm việc với
thái độ khách quan, công tâm, chủ động đối thoại, lắng nghe ý kiến của nhân
dân, tập trung tháo gỡ khó khăn cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân… Qua đó,
góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mỗi tổ chức Đảng; củng
cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Tuy nhiên, kết quả đạt được trong việc thực hiện
vẫn chưa thực sự như mong muốn đặt ra. Trách nhiệm nêu gương làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, của cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức chưa cao, nhiều nơi chưa thực hiện nghiêm túc, thậm chí có tình
trạng cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không gương mẫu trong công
tác và trong sinh hoạt, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Cần thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có tâm, có tầm để xây dựng và phát triển đất nước
Trả lờiXóa