Đã thành thông lệ, cứ vào dịp
trước, trong và sau khi đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng toàn quốc thì các
thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị lại tung ra đủ loại thông tin xấu
độc xuyên tạc hòng phá Đảng và chế độ XHCN ở nước ta. Lần này cũng vậy, thủ
đoạn đó lại tái diễn, với mức độ nguy hiểm hơn.
Như đã khẳng định ở trên, đây là
chiêu trò không mới của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị chống
phá cách mạng nước ta, nhưng không vì thế mà chúng ta coi thường, xem nhẹ. Bằng
thủ đoạn liên tục thông tin sai sự thật, với mức độ dày đặc về “hậu trường
chính trị”, họ hy vọng rằng sẽ gây nhiễu thông tin, “bán tín, bán nghi”, hoang
mang dư luận xã hội, làm rối nội bộ. Từ đó, tác động xấu đến đại hội Đảng các
cấp, làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ.
Còn nhớ vào giữa năm 2012, khi Đảng
ta triển khai kiểm điểm, tự phê bình và phê bình thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng thì một số trang mạng, như: “quan làm báo”,
“dân làm báo”, “vua làm báo”,… lập tức xuất hiện, gây xôn xao dư luận bằng các
thông tin trái chiều được tung ra liên quan tới chính sách kinh tế vĩ mô, ngân
hàng, tài chính, bất động sản, xuyên tạc đời tư nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp
của Đảng, Nhà nước. Thông qua các trang mạng đó, họ làm ra vẻ nước ta đang đứng
trước sự khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng vào sự lãnh đạo của Đảng, trong khi
thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Từ cuối năm 2014 đến nay, khi Đảng ta đang
chuẩn bị tiến hành đại hội các cấp tiến tới Đại hội XII của Đảng, nhất là mới
đây Trung ương (khóa XI) tổ chức Hội nghị lần thứ mười tiến hành quy hoạch, bỏ
phiếu tín nhiệm các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư, thì trên
internet lập tức xuất hiện hàng loạt bài xấu độc xuyên tạc về gia đình, đời tư,
sức khỏe của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Không những thế, họ còn
suy diễn, dự báo, bình luận vô căn cứ, hồ đồ về nhân sự Đại hội XII của Đảng,
với mưu đồ chống phá rõ ràng. Những thông tin xấu độc đó vô hại đối với những
người Việt Nam chân chính, những người hiểu rõ và một lòng tin theo Đảng. Nhưng
không có nghĩa là vô hại với tất cả mọi người trong xã hội, nhất là, những
người nhẹ dạ cả tin dễ lầm tưởng, ngộ nhận thông tin đó là thật hoặc nửa tin
nửa ngờ, rằng: một số cán bộ cao cấp của Đảng đã “biến chất” về đạo đức, lối
sống, lợi dụng quyền lực để vun vén lợi ích cá nhân, dẫn đến hoang mang, phân
tâm về tư tưởng. Và như vậy, là chúng đã đạt được mưu đồ thâm độc. Vì thế,
chúng ta phải hết sức cảnh giác, đề phòng, đấu tranh bác bỏ loại thông tin này.
Điểm lại chúng ta thấy, những thông
tin kiểu này có điểm chung là: xuyên tạc sự thật, hướng sự công kích vào một số
cán bộ lãnh đạo cấp cao theo kiểu “đồn nhảm”, dựng chuyện họ có “khối lượng tài
sản khổng lồ”, “nghìn tỷ”, “nắm nhiều cổ phiếu”, v.v. Để tạo sự chú ý của dư
luận, các phần tử cơ hội chính trị đã tô vẽ những điều mà chúng tưởng tượng ra
về sự “xuống cấp” nghiêm trọng của cán bộ; lấy cái hiện tượng quy thành bản
chất, dùng cái đơn lẻ quy thành hệ thống, “đổi trắng thay đen”,… Lợi dụng tâm
lý hiếu kỳ của một số ít người, chúng dựng lên các tin giật gân, vẽ ra các cuộc
“đấu đá”, “phe nhóm” trong Đảng và trong hệ thống chính trị. Thủ đoạn phổ biến
của các thế lực thù địch , phản quốc trong vấn đề này là sử dụng và khai thác
triệt để sự phát triển của công nghệ thông tin để thực hiện ý đồ đen tối. Thậm
chí, chúng còn dùng công nghệ số để ghép ảnh người này với người kia, hay cắt
ghép ảnh chụp những ngôi biệt thự, những siêu xe sang trọng và lấy đó làm
“chứng cứ” quy chụp các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng ta. Không dừng lại ở
đó, chúng còn lấy hình ảnh cuộc sống của các “đại gia” trong xã hội rồi cho đó
là của con ông nọ, bà kia, gán cho họ tội “trốn thuế”, “buôn lậu”, sống sa đọa,
dẫn đến suy diễn lung tung, gây phản cảm xã hội, v.v. Có thể nói, đây là loại
tội phạm công nghệ rất nguy hiểm, vi phạm trắng trợn pháp luật Việt Nam (ở nước
Anh, tội phạm này bị xếp ngang hàng tội tấn công khủng bố, thảm họa hạt nhân),
cần phải nghiêm trị.
Vậy thực chất của hoạt động đó là
gì? Trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phân tích làm rõ âm mưu, thủ đoạn của
chúng nhằm chống Đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã
hội đã được Hiến pháp quy định. Đảng không trực tiếp làm thay chính quyền trong
quản lý, điều hành đất nước, mà thực hiện quyền lãnh đạo độc tôn của mình thông
qua việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách được kiểm nghiệm trong thực
tiễn, với sự giám sát của nhân dân. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà nhân dân
và dân tộc giao phó, Đảng lựa chọn, bố trí những cán bộ, đảng viên có đủ phẩm
chất, năng lực, trách nhiệm, uy tín đảm nhiệm những cương vị chủ chốt trong hệ
thống tổ chức của Đảng. Đảng thường xuyên chăm lo quản lý, giáo dục, bồi dưỡng,
rèn luyện cán bộ, bảo đảm cho họ có đủ tư cách, phẩm chất, năng lực tương xứng
với vị trí đảm nhiệm. Cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng chính là Đảng thực
hiện tốt vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội; uy tín của cán bộ, đảng
viên là uy tín của Đảng; xúc phạm đến cán bộ, đảng viên là xúc phạm đến danh dự
của Đảng. Bởi vậy, chúng ta không lạ gì âm mưu, thủ đoạn sâu xa, nham hiểm của
các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị thông qua các trang mạng xấu độc
được phát tán thời gian qua. Thực chất mưu đồ của chúng là làm mất uy tín, danh
dự của Đảng trong xã hội; chia rẽ mối quan hệ đoàn kết giữa Đảng với dân và sức
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với
Đảng; gây hoang mang, dao động trong cán bộ, đảng viên và quần chúng; làm mất
ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”; cuối cùng là hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước và xã hội, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta.
Trong thực tế, những thông tin thất
thiệt phát tán trên mạng mới đầu cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến nhận thức, niềm
tin của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân; làm phân tâm một bộ phận xã hội.
Tuy nhiên, phần lớn trong số họ đã sớm nhận rõ chân tướng của những trang tin theo
kiểu “hậu trường chính trị”. Rất nhiều “cư dân mạng” đã lên tiếng bác bỏ luận
điệu, vạch trần những ý đồ xấu xa đó; đồng thời, lưu ý mọi cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân cần thận trọng trước những thông tin “ngoài luồng”, có ý
đồ xấu. Và sự thật thì những thông tin đó không đánh lừa được quảng đại quần
chúng, mà ngược lại, càng làm cho mọi người nhận thức đầy đủ và rõ hơn về mưu
đồ đen tối của các thế lực thù địch. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng và
trong Quốc hội vừa qua đã cho thấy điều đó. Các đồng chí Ủy viên Trung ương,
các đại biểu Quốc hội đã thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần
trách nhiệm cao với dân, với nước trên lá phiếu; đánh giá đúng những người có
phẩm chất, năng lực, trách nhiệm, không lồng những ý kiến cá nhân, cục bộ. Kết
quả đó cũng khẳng định, sự nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành
của cán bộ mới là thước đo phẩm chất, năng lực, trách nhiệm, đánh giá uy tín
của họ, chứ không phải ở những thông tin “lá cải” trên những trang mạng xã hội.
Âm mưu của các thế lực thù địch, bọn
cơ hội chính trị thật sự nguy hiểm. Thủ đoạn của chúng ngày càng tinh vi, xảo
quyệt. Ai đó, nếu không có bản lĩnh rất dễ mắc vào cái bẫy “diễn biến hòa bình”
của chúng. Bởi vậy, trước những thông tin nhảm nhí, thất thiệt, mỗi cán bộ,
đảng viên phải có lập trường, quan điểm vững vàng, đề cao tinh thần cảnh giác,
tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Trách
nhiệm chính trị của cán bộ, đảng viên là không những không tin, không nghe, mà
còn chủ động phản bác, đập lại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu
khống, xấu độc đó. Về lâu dài, các cơ quan quản lý cần có các biện pháp ngăn
chặn kịp thời, kiểm soát chặt chẽ và có chế tài pháp luật xử lý nghiêm những
trang mạng xấu độc, thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc ảnh hưởng đến nhân
phẩm, danh dự, uy tín cá nhân, quyền công dân của người khác. Toàn Đảng và toàn
xã hội làm tốt hơn việc phát huy dân chủ, đấu tranh phê bình và tự phê bình,
lấy cái tích cực, tiêu biểu đẩy lùi tiêu cực, lạc hậu, đẩy mạnh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, tạo môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, đảm bảo
không còn đất sống cho các trang web, blog có nội dung xấu hoành hành. Các
phương tiện thông tin đại chúng cần có các tin, bài sắc sảo phản bác lại những
quan điểm sai trái, thông tin sai sự thật; đồng thời, khẳng định những thành
tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng bằng
những thông tin nhanh, nhạy, bám sát định hướng, đúng bản chất sự việc, hấp dẫn
bạn đọc. Mặt khác, phải tích cực đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch, bảo vệ đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong thời điểm
đại hội Đảng các cấp đang tới gần.
Để ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Trả lờiXóa