Phạm Đoan Trang (sinh năm 1978),
trong một gia đình cơ bản, được ăn, học tử tế, từng là phóng viên của báo Pháp
Luật; những tưởng thị sẽ trở thành người có ích cho xã hội, theo như kỳ vọng
của nhiều người; nhưng giờ đây lại được biết đến với tư cách là một kẻ chuyên
vi phạm Pháp luật với những hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Do tài cao,
đức thấp, Đoan Trang liên tục vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, thường
xuyên tiếp xúc, giao du với những thành phần bất hảo và sớm buông thả, phóng
túng trong sinh hoạt đời tư, vi phạm đạo đức nhà báo. Dù đã được nhắc nhở,
khuyên bảo nhiều lần, nhưng thị vẫn chứng nào tật nấy, gây nhiều chuyện tiêu
cực, ảnh hưởng đến danh dự các nhà báo Việt Nam, nên đã bị báo Pháp Luật đuổi
việc và kể từ đây Đoan Trang bắt đầu buông thả. Trên mạng, thị cũng được
biết tới là một nhà báo kiêm “nhà dân chủ” được nhắc nhiều trên các trang mạng “Bất
đồng chính kiến” với những tung hô không tiếc lời. Họ “nức nở” rằng, Đoan Trang
là phụ nữ trẻ mà học cao, biết rộng, một nhà báo, một “nhà dân chủ” đấu tranh
cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Có
thể nói, người làm báo phải tiếp xúc với các nguồn tin, không để cảm xúc cá
nhân chi phối, đứng trên lập trường khách quan, vô tư hoặc tự điều tra, để đưa
các thông tin mới đến cho độc giả. Trong khi đó, từ khoảng một năm trở lại đây,
các bài viết của Đoan Trang không hề truyền đạt thông tin mới. Thị chỉ nhắc lại
những tin tức mà báo chí chính thống hoặc các nhà chống Cộng khác đã đưa, rồi
chêm thêm vài lời bình luận chủ quan của bản thân mình. Những lời bình luận này
cũng hiếm khi mang đến cho độc giả những góc nhìn mới. Tệ hơn, trong nửa năm
trở lại đây, Trang dành một lượng lớn các bài viết chỉ để đưa tin về việc mình
bị chặn cửa, bị bám đuôi, bị đau chân, bị công an mời làm việc, kèm theo những
lời thống thiết để thuyết phục độc giả thương hại mình. Khi Đoan Trang không
đưa thông tin mới cho độc giả, thị đã tự loại mình ra khỏi nghề báo. Khi Đoan
Trang biến mình thành kẻ bình phẩm tin tức theo góc nhìn của mình, thị tự
biến mình thành một fan của cách truyền thông Ba Sàm - vốn bị giới trong nghề
xem thường vì lượng tri thức ít ỏi và độ xàm xí của ngôn từ.
Sau những scandal tình ái và
sau chuyện lộ clip sex trác táng, Đoan Trang như kẻ bất mãn, trả thù đời bằng
cách lấy việc chống phá đất nước, chống đối chính quyền là một nghề để kiếm
sống. Được những kẻ giả danh dân chủ tung hô, Đoan Trang ngày càng sa lầy vào
vũng bùn tội lỗi với những bài viết chống phá điên cuồng, và hệ quả là thị đã
bị Việt Tân dùng tiền thao túng, sai khiến. Khả năng viết lách và thái độ chống
nhà nước của Đoan Trang nhanh chóng được Việt Tân biết đến và trọng dụng như
một “nhân tài” của giới chống cộng. Vì lẽ đó, thị đã được chính Việt Tân đưa ra
nước ngoài huấn luyện, đào tạo về phương pháp đấu tranh bất bạo động ở Việt Nam,
thậm chí thị còn được Việt Tân đưa sang Mỹ để “tu nghiệp”, “tập dượt” và thiết
lập quan hệ với những nhân vật thù địch với Việt Nam trong giới chức Mỹ nhằm
phục vụ cho ý đồ chống phá lâu dài.
Sau một thời gian khá lâu rời
bỏ “Thị trường dân chủ nội địa”, nay Đoan Trang trở về với vai trò “Chân rết”
của tổ chức phản động Việt Tân tại Việt Nam. Dù đã cố gắng thực hiện triết lý
“gần dân” để tập hợp lực lượng, nhưng thực tế quanh thị cũng chỉ có vài ba mống
lèo tèo; để đào tạo, hướng dẫn số này tham gia các hoạt động lật đổ chế độ núp
dưới vỏ bọc dân chủ, nhân quyền theo sự chỉ đạo của Việt Tân. Việc thị tham gia
thành lập và điều hành nhóm “Tẩy chay Tân Hiệp Phát” và mới đây là “Vì một Hà
Nội xanh” là những ví dụ điển hình cho thấy ý đồ nguy hiểm nhằm phá hoại nền
kinh tế trong nước và kích động quần chúng, tập hợp lực lượng, tập dượt cho một
cách mạng đường phố sau này khi có điều kiện. Trong những bài viết mới đây, Đoan Trang đang
úp mở rằng, thị đang làm cái gọi là “cách mạng” để mang lại tự do, dân chủ và
nhân quyền cho Việt Nam, thế nhưng luận điệu này chẳng đánh lừa được ai. Ai
cũng biết, hiện nay thị đang làm việc cho Việt Tân để thực hiện mưu đồ “đánh đổ
chế độ cộng sản ở Việt Nam”. Những hành động của thị đi ngược hoàn toàn với lợi
ích dân tộc và bị người dân phỉ nhổ. Đã từ lâu, Đoan Trang cùng Nguyễn Xuân
Diện, Nguyễn Văn Hải, Phạm Chí Dũng, Bùi Thị Minh Hằng, Tạ Phong Tần... đã cho
ra đời biết bao bài viết nói xấu đất nước, lăng mạ danh dự dân tộc, chửi rủa xã
hội, vu cáo chính quyền và kêu gọi người dân lật đổ chính thể. Những tội ác
này, sớm hay muộn cũng sẽ bị trừng trị thích đáng. Với những tri thức đã được
học ở trong nước và những thủ đoạn bẩn thỉu của Việt Tân, Đoan Trang đã cho ra
lò liên tiếp những sản phẩm “báo chí” là những bài viết bôi nhọ, chống chính
quyền mà các nhà phân tích cho là rất nguy hiểm và độc hại với người đọc. Trong
một bài viết có tên: “Fidel Casro, Hồ Chí Minh và tính chính danh” đăng trên
trang Ba Sàm, Phạm Đoan Trang không những xúc phạm lãnh tụ Fidel mà ngay cả Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng là đối tượng công kích của nhà “dân chủ” này. Đoan Trang
xuyên tạc rằng, những lãnh tụ như Fidel hay Chủ tịch Hồ Chí Minh là được chính
quyền dựng nên, tuyên truyền, xây dựng hình ảnh để nhằm mục đích là giữ cho
chính thể đó tồn tại, chứ không phải bởi vì những lãnh tụ đó có thực tài. Thật
đáng phỉ nhổ vào mặt của Đoan Trang. Những lãnh tụ như Fidel hay Chủ tịch Hồ
Chí Minh sống trong lòng dân là vì những công lao đối với đất nước, dân tộc, là
vì tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng, chứ có phải vì “chính quyền sống
chết bảo vệ hình ảnh” như lời Đoan Trang xuyên tạc. Không chỉ sống trong lòng
dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là Danh nhân Văn hóa Thế giới, được
cả thế giới ngưỡng mộ. Vậy mà Đoan Trang còn dám xuyên tạc. Tóm lại là những kẻ
như Đoan Trang càng mở mồm càng chứng tỏ sự hèn hạ và nhân cách bỉ ổi hạng nhất
của mình.
Mới
đây, Phạm Đoan Trang tuyên bố rằng thị đấu tranh để “xóa bỏ” nhà nước hiện
hành, vì nó là một nhà nước “độc tài”, chứ không phải là nhà nước dân chủ. Như
vậy thị tưởng tượng rằng, khi nhà nước độc tài không còn nữa và Việt Nam đã
theo thế chế dân chủ tư bản, thì một thiên đường nhân quyền sẽ hiện ra. Khi đó,
mọi người Việt Nam sẽ được tôn trọng như nhau, mọi quyền con người sẽ được đảm
bảo và người Việt Nam chỉ việc đọc sách, đánh đàn. Tiếc thay, trí tưởng tượng
của thị lại mâu thuẫn với thực tế chính trị đang diễn ra trên thế giới. Không
hề có một thiên đường nhân quyền trên mặt đất như trong trí tưởng tượng của thị.
Và nếu Đoan Trang “xóa bỏ” được nhà nước “độc tài” bằng những phương pháp vọng
ngoại và cực đoan, thì tình hình nhân quyền ở Việt Nam có thể còn tệ đi chứ
không hề được cải thiện. Lý do rất đơn giản: Mâu thuẫn luôn tồn tại dưới mọi
thể chế, và ngay trong mỗi con người. Càng cố áp đặt một thể chế “hoàn hảo”
theo ý mình và ý Mỹ, mà không để ý đến nhu cầu thật sự của các bộ phận người
Việt Nam, Phạm Đoan Trang càng làm gia tăng những mâu thuẫn xã hội sẵn có. Nếu
muốn thiết lập một tương lai hoàn hảo, nơi “mọi người Việt Nam đều được tôn
trọng như nhau”, chính Phạm Đoan Trang phải tôn trọng mọi người Việt Nam như
nhau trước. Nhưng trong thực tế, Trang chỉ đòi hỏi ở người khác, chứ không bao
giờ đòi hỏi ở chính bản thân. Đoan Trang đã nhiều lần dùng trang Facebook cá
nhân để xúc phạm, hoặc để đề nghị phân biệt đối xử với những thành phần trái ý
mình trong dân tộc Việt Nam.
Ngày 13/02/2018
vừa rồi, tổ chức People In Nedd - một tổ chức Nhân quyền Quốc tế có trụ sở tại
Cộng hòa Séc đã trao giải thưởng Homo Homini cho Phạm Đoan Trang vì “sự
dũng cảm không mệt mỏi khi theo đuổi một sự thay đổi dân chủ cho đất nước của
mình, bất chấp sự sách nhiễu và khủng bố”. Theo đánh
giá của tổ chức này thì Đoan Trang như là một
trong những nhân vật lãnh đạo của các nhà bất đồng chính
kiến đương thời của Việt Nam. Việc nhận
giải thưởng nhân quyền này của thị khiến cho
người ta không khỏi nực cười. Bởi lẽ: Để nhận một giải thưởng nào đó thì người ta phải có tiêu
chí nhất định, phải có những “thành tích” nổi bật để lựa chọn trong số các
thành phần dân chủ. Đằng này, về bản thân thị những tiêu chí đó có vẻ như rất mờ nhạt. Những hoạt động
kêu gọi “biểu tình ôn hòa” thị cũng không
có mặt; những hoạt động kết nối, thăm hỏi các “tù nhân lương tâm” cũng không
thấy bóng dáng của thị; những hoạt
động chửi bới chế độ, xuyên tạc tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam thì
Đoan Trang cũng không phải là nhân vật nổi bật. Có chăng, thành tích của Trang thể
hiện qua việc cho ra đời cái gọi là “chính trị bình dân” với những luận điệu
hết sức ngô nghê, chưa kịp
phát hành đã bị tịch thu. Hoặc là những đánh giá vào thực trạng hoạt động yếu
kém của phong trào dân chủ và hiến một số kế sách khắc phục để hoạt động phong
trào được hiệu quả hơn. Hoặc là những bài phân tích, bình luận vu vơ trên các
lều báo lá cải như Dân làm
báo, Việt Tân... Mặt khác, tổ
chức People In Need đánh giá Phạn Đoan Trang có “sự dũng cảm không mệt mỏi khi
theo đuổi một sự thay đổi dân chủ cho đất nước của mình, bất chấp sự sách nhiễu
và khủng bố” càng cho thấy sự nực cười hơn. Bởi lẽ, Phạm Đoan Trang có hoạt
động được gì, có đóng góp gì cho phong trào dân chủ đâu mà được coi là “dũng
cảm”. Trong khi đó rất nhiều nhà dân chủ hoạt động một cách mạnh mẽ, thậm chí
chấp nhận sự trừng phạt của pháp luật bằng những bản án tù lại không được cho
là “dũng cảm”.
Hơn ai hết, Đoan Trang cần nhớ,
là một người có học thức, đã từng được giáo dục tử tế, nhưng chính thị đã và
đang xa rời dân tộc bởi những hành động nguy hiểm cho xã hội và nó đang tiếp
tục đẩy thị tới nấc thang cuối cùng để trở thành kẻ chống phá bệnh hoạn. Nếu
điều này tiếp tục xảy ra, e rằng, không còn cửa để cho thị có thể trở thành
một “người yêu nước chân chính” như chính thị vẫn từng tự nhận. Thật tiếc
cho một Đoan Trang đã từng được giáo dục tử tế bởi sự thật là thị sớm bị hoang
tưởng chính trị, sớm buông thả theo những dục vọng thấp hèn. Danh vọng, tiền
tài cùng với ham muốn cá nhân, đã sớm làm cho thị bị mờ mắt, mất phương hướng. Tóm lại, khi thị không tận hưởng tri thức,
cái đẹp và tình yêu trong đời sống thường ngày, thì thị sẽ không hiểu chúng, và
không có tư cách đại diện cho chúng. Thị không thể bảo vệ thứ mà thị không đại
diện, thị chỉ nhân danh chúng để thỏa mãn những ham muốn thật của bản thân mà
thôi. Dân chủ là những giá trị đẹp đẽ mà loài người hướng đến, nhưng thứ dân
chủ mà Đoan Trang đang lầm tưởng kia lại là thứ hủy hoại dân tộc và hủy hoại
chính thị. Thực tế, Đoan Trang chưa phải là một nhà chính trị đúng nghĩa bởi
tâm và tầm còn quá nhiều hạn chế. Hãy nhớ, muốn làm chính trị thì bản thân cần
phải trong sạch. Nhân dân Việt Nam rất thông minh, rất nhạy bén về chính trị và
không dễ bị đánh lừa, vì thế họ đã không tin vào những kẻ vì đồng tiền mà phản
bội lại lợi ích dân tộc như thị. Đoan Trang và đồng bọn nên nhớ, cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng chứ không phải của một nhúm lưu manh, thảo khấu chính
trị như các thị. Cho đến lúc này, lòng tin của người dân Việt
Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chưa hề thay đổi, vì thế Đoan
Trang cùng đồng bọn đừng mơ tưởng hão huyền và hãy dừng lại trước khi quá muộn./.
Mỗi người dân Việt Nam hãy thể hiện là người yêu nước chân chính, không biến mình thành con rối cho bọn phản động giật dây
Trả lờiXóa