Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN VỮNG MẠNH TOÀN DIỆN


Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, trong 28 năm qua, chúng ta đã đạt được thành tựu cơ bản là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm môi trường ổn định, hòa bình và an ninh cho sự phát triển đất nước; làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
Từ thực tiễn đó cho thấy, không thể có thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới đất nước nếu không kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ chiến lược ấy quan hệ chặt chẽ với nhau, trong mối quan hệ biện chứng. Bảo vệ độc lập dân tộc, an ninh quốc gia gắn liền với bảo vệ con đường xã hội chủ nghĩa, chế độ xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bảo vệ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải kiên định mục tiêu, con đường đã chọn; kiên định chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là quan điểm, là vấn đề có tính nguyên tắc quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, chúng ta kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội, bảo vệ và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác – Lenin. Bảo vệ Đảng và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Nắm vững quan điểm chỉ đạo của Đảng, lực lượng vũ trang, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành phối hợp triển khai thực hiện có kết quả nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, góp phần trực tiếp vào thắng lợi của công cuộc đổi mới trong 28 năm qua. Sự nghiệp quốc phòng đã có những đổi mới và đạt được những thành tựu quan trọng.
Các lực lư­ợng vũ trang, đặc biệt là các đơn vị trong Quân đội đã tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội trên các địa bàn nhất là ở các vùng sâu, biên giới hải đảo, vùng dân tộc ít ng­ời; thực hiện tốt ch­ương trình quân - dân y kết hợp; giữ vai trò nòng cốt trong việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Những khu kinh tế - quốc phòng đứng chân trên các địa bàn chiến lư­ợc đã góp phần tạo mô hình phát triển những điểm dân c­ư - xã hội dọc biên giới, vùng sâu, vùng xa làm nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ biên giới và khẳng định chủ quyền vùng biển, góp phần xây dựng cơ sở chính trị - xã hội, giải quyết chính sách, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội và nhân dân, đóng góp vào sự tăng tr­ưởng của nền kinh tế quốc dân.Qua đó khẳng định, trong giai đoạn mới Quân đội ta vẫn tiếp tục giữ vững bản chất cách mạng, phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, luôn đi đầu giải quyết có hiệu quả nhiều nhiệm vụ khó khăn phức tạp, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà n­ước và nhân dân.
Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm cần được khẩn trương khắc phục. Đó là, chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang còn có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân tuy được củng cố nhưng chưa toàn diện và có mặt chưa thật vững chắc. Nhận thức về một số nội dung quốc phòng, an ninh, đối ngoại chưa thống nhất cao. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa thấy hết âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, còn có những biểu hiện mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác...
Trước âm mưu, thủ đoạn mới của các thế lực thù địch và trước những nguy cơ mới của đất nước, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải quan tâm hơn nữa việc củng cố quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh kết hợp chặt chẽ với nền an ninh nhân dân, xây dựng thành thế trận vững chắc.

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh làm nòng cốt cho nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân không phải chỉ để chống chiến tranh xâm lược, mà trước hết là để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi mọi nguy cơ dẫn đến chiến tranh; đồng thời đối phó thắng lợi các tình huống khác. Như vậy, quan niệm về nền quốc phòng toàn dân ngày càng toàn diện hơn. Và, chỉ trên cơ sở giải quyết đồng bộ các mối quan hệ đó, chúng ta mới có nền quốc phòng toàn dân vững chắc. 

1 nhận xét: