Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

VẠCH TRẦN BỘ MẶT PHẢN ĐỘNG CỦA MAI HỮU TÍN


Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã từng nói: Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, dân chủ xã hội chủ nghĩa gấp triệu lần dân chủ tư sản. Tư tưởng đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị và được Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam, đem lại những thắng lợi to lớn trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, Đảng ta khẳng định: Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy, trong thời gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những người đã cố tình lợi dụng vấn đề dân chủ, đối thoại để chống phá, xuyên tạc, phủ nhận mọi nỗ lực, cố gắng của Đảng và Nhà nước ta trong giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh, cũng như trong công cuộc kiến thiết đất nước, điển hình trong số đó là Mai Hữu Tín với bài viết “Thương Thảo hay đối thoại”. Bài viết với dụng ý nói xấu, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cổ suý cho cái gọi là chúng ta – lực lượng đấu tranh cho Tự do – Dân chủ - Nhân quyền Việt Nam. Xin chia sẻ với bạn đọc trên một số vấn đề chính yếu cơ bản sau:
Thứ nhất, những lập luận và dẫn dụ mà Mai Hữu Tín đưa ra về vấn đề đối thoại là hoàn toàn sai trái, bịa đặt thể hiện rõ mưu đồ chính trị thâm thù với chế độ, với thành tựu sau hơn ba mươi năm đổi mới đất nước của Ông
Ông nói: Với bản chất mưu mô, tráo trở, quá khứ “cướp” chính quyền của họ…Ai dám bảo họ thực tâm ĐT. Xin thưa với Ông rằng: Không chỉ có ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới vấn đề đối thoại trực tiếp, hoặc gián tiếp luôn được người dân đặc biệt quan tâm, coi đây là công cụ hữu ích đã để đánh giá năng lực, trình độ phẩm chất của những người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương. Đối thoại về bản chất là thảo luận, trao đổi thẳng thắn, trong sinh hoạt Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội. Ở Việt Nam,vấn đề đối thoại đã có từ lâu, không phải đến bây giờ vấn đề này mới được đưa lên bàn nghị sự, trở thành vấn đề thời sự nóng hổi, mà đối thoại đã trở thành thói quen nề nếp, thường xuyên của Đảng, Nhà nước ta. Đặc biệt ở trong các kỳ họp Quốc hội, các đại biểu quốc hội đã chất vấn, đối thoại với các thành viên Chính phủ rất sôi nổi, thẳng thắn, nghiêm túc, được đông đảo cử chi hoan nghênh, đồng tình ủng hộ. Việc tăng cường đối thoại với nhân dân là tạo niềm tin, động viên, khích lệ nhân dân tham gia xây dựng Đảng; lắng nghe dân góp ý để tự “sửa mình” ngày càng hoàn thiện hơn. Vì vậy, việc tổ chức đối thoại thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch của Đảng, Nhà nước ta trong hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an sinh xã hội và các vấn đề an ninh - quốc phòng.
Thông qua chất vấn, đối thoại trực tiếp với nhân dân, các cấp ủy, đảng viên sẽ tiếp cận được những vấn đề bức xúc, trì trệ đang phát sinh và tồn tại trong cuộc sống để có những biện pháp hữu hiệu khắc phục, nhằm xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh. Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cho biết: “Ban Tuyên giáo Trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc "tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước” [1].Đồng chí Võ Văn Thưởng còn nhấn mạnh: “Đây là vấn đề rất quan trọng. Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý…”[2]. Rõ ràng, Mai Hữu Tín đã quá ấu trĩ hoặc đã cố ý hiểu sai về bản chất của đối thoại ở nước ta hiện nay, Ông đã lợi dụng đối thoại để tuyên truyền, cổ suý cho những hành vi, bạo lực trái pháp luật.
Thứ hai, Mai Hữu Tín đã hô hào, kêu gọi mọi người chuẩn bị tốt về mọi mặt cho đối thoại và sẵn sàng đối phó với Đảng để giành thắng lợi.
Liệu chúng ta đã sẵn sàng, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam thực tâm đối thoại…chúng ta cần làm và phải làm để thực sự có thêm nhiều “vốn liếng” và sức mạnh, để sẵn sàng bước vào bàn đối thoại tay đôi với cộng sản và giành lấy thắng lợi. Sự thật lịch sử ở Việt Nam và các nước trên thế giới đã bác bỏ hoàn toàn cho những nhận định mơ hồ, mang đầy ý kiến cá nhân chủ quan, khi quy chụp, võ đoán cho rằng: đối thoại về thực chất của Đảng và Nhà nước ta chỉ là “một trò” đối phó;  “con bài” đối thoại với các lực lượng chính trị đối lập, nó chỉ là một thứ hàng trang trí, một nơi trú ẩn khi còn đường lùi cho cuộc gặp ngày mai. Trong quá trình lãnh đạo, điều hành mọi mặt của đời sống xã hội, cấp ủy, chính quyền không thể không có những hạn chế, thiếu sót. Hạn chế đó có thể từ việc cán bộ xa dân, “hành” dân, công tác tuyên truyền không đến nơi, đến chốn, chính sách chưa thỏa đáng, không phù hợp, giải quyết những bất đồng chưa chu đáo,... Do vậy, việc đối thoại sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ các cấp nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, sáng kiến của nhân dân về các lĩnh vực trong cuộc sống, nhất là những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân. Đồng thời, đây cũng là dịp tuyên truyền, phổ biến, đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân một cách trực tiếp, tạo sự đồng thuận, thống nhất giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương, giúp cho mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân ngày càng bền chặt, gần gũi thân thiết, củng cố niềm tin, tạo nên đồng thuận xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt". Làm tốt công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy với nhân dân sẽ mở ra, giải quyết được nhiều vấn đề hơn, tạo được lòng tin với nhân dân. Thiết nghĩ, Mai Hữu Tín hãy tỉnh táo suy nghĩ trước khi đưa ra bình luận về một vấn đề nào đó, đừng có hồ đồ, quy chụp để rồi tự đánh mất mình.

Chú thích [1] , [2] Theo Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh (PLO) ngày 18-5-2017.

1 nhận xét:

  1. Lợi ích quốc gia là trên hết; những kẻ nào có ý định chống phá Đảng, chống phá Nhà nước hãy thức tỉnh nếu không sẽ bị nghiêm trị.

    Trả lờiXóa