(TS)“thầy” Phạm Minh Hoàng (từng là giảng viên, trường ĐH Bách Khoa TP.HCM)
là một thành viên cốt cán của tổ chức khủng bố Việt Tân, nhận lệnh về phá
hoại tư tưởng học sinh, sinh viên Việt Nam và tiến hành đặt bom khủng bố chống
phá Nhà nước, tôi đã không dám tin. Càng không dám tin đó là người từng dạy học,
từng là giảng viên một trường đại học.Nhưng đó là sự thật – một sự thật đầy
chua chát.
Tôi được biết, cùng với sự mở cửa, hội nhập quốc tế, Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích bà con kiều bào về nước thăm
quê nhà, đầu tư và góp phần kiến thiết đất nước. Thậm chí, với mong muốn hòa giải
dân tộc, nhiều Việt kiều dù có quá khứ chống đối lại cách mạng cũng được tạo điều
kiện về nước, và “thầy” Hoàng là một trong những người được hưởng đặc cách ấy. Mặc
dù bố ông là một viên chức cao cấp thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Việt Nam cộng
hòa, nhưng Nhà nước ta vẫn dang tay đón ông trở về, thậm chí còn tạo điều kiện
để ông được nhận về giảng dạy ở trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
Những tưởng với chính sách nhân văn ấy, ông sẽ chuyên tâm
công tác, đem tri thức nhân loại về truyền thụ cho sinh viên Việt Nam. Có ngờ
đâu, chuyến trở về của ông lại nằm trong kế hoạch đầy toan tính của tổ chức khủng
bố Việt Tân. Thì ra, tại Pháp ông đã tiếp xúc với Nguyễn Ngọc Đức, là “Trung
ương ủy viên Việt Tân” rồi được móc nối gia nhập tổ chức khủng bố này. Sau 2
năm thử thách với bề dày “chiến tích” (viết bài gửi cho một số tờ báo, tạp chí
của các hội đoàn người Việt chống Cộng ở Pháp, xuyên tạc cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc của Nhân dân Việt Nam), ông chính thức gia nhập tổ chức này. Và
việc trở về Việt Nam vào năm 2000 là theo sự chỉ đạo của Việt Tân khi chúng muốn
gầy dựng cơ sở trong nước đặc biệt là trong học sinh, sinh viên.
Theo kế hoạch, để tuyển mộ người cho tổ chức Việt Tân, với
“mác” là giảng viên của trường Đại học Bách Khoa, “thầy” Hoàng đã thành lập những
nhóm sinh viên, thanh niên với các tên gọi mỹ miều như: nhóm “Trứng bay”, “Cọp
lãnh đạo”, “Hoa hướng dương”… hoạt động dưới vỏ bọc đạo tạo “kỹ năng mềm”,
trang bị kiến thức vào đời cho giới trẻ. Nhưng thực chất trong các buổi học
này, ông và đồng bọn hướng dẫn cho những người tham gia khóa học về các phương
pháp đấu tranh “bất tuân dân sự” như không khai báo tạm trú, tạm vắng khi đi khỏi
địa phương; không thi hành nghĩa vụ quân sự; không đến khi nhận được giấy mời của
chính quyền địa phương… Theo biên bản khai nhân của “thầy” Hoàng, dự định của
ông là sẽ thành lập các tổ chức Việt Tân trá hình để lôi kéo giới trẻ và tuyển
chọn những người ưu tú nhất để gửi ra nước ngoài, tham dự khóa học do Việt Tân
tổ chức. Sau đó quay trở về, làm hạt nhân kích động người dân biểu tình, bạo loạn
để Việt Tân nương theo, cướp chính quyền.
Bên cạnh đó, thời gian này ông còn thực hiện hàng loạt
bài viết xuyên tạc chủ trương, chính sách của Chính quyền, kích động người dân
bạo loạn… dưới cái tên Phạm Kiến Quốc gửi cho Việt Tân để phát tán lên không
gian mạng. Thậm chí, ông ta còn cấu kết với các thành viên cộm cán khác trong tổ
chức để tiến hành đưa vũ khí, âm mưu khủng bố, đánh bom nhằm vào các dịp lễ lớn
của đất nước. Rất may là cơ quan an ninh đã kịp thời vô hiệu hóa mưu đồ thâm độc
của số đối tượng này.
Và lẽ dĩ nhiên, ông bị bắt và bị tuyên án vào năm 2011 với
mức án 3 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Một năm
sau, được sự khoan hồng của Nhà nước, tạo điều kiện cho một trí thức hoàn
lương, “thầy” Hoàng được ra tù trước thời hạn. Những tưởng ông sẽ nhìn nhận ra
lẽ phải và hoàn lương, nhưng không, ông lại tiếp tục “ngựa quen đường cũ”. Một
lần nữa ông bị tạm giữ vào năm 2016, vì mở lớp trái pháp luật, lợi dụng lớp
học để tuyên truyền chống nhà nước. Hai lần “vào tù ra tội” dường như chẳng thấm
vào đâu nên thời gian gần đây, ông càng liên kết chặt chẽ hơn với các tổ chức
dân sự và có nhiều hoạt động táo tợn hơn.
Tôi đã cố tìm một lý do gì đó để biện minh cho sự khả dĩ
có thể dẫn tới những hành vi sai trái của ông, như bị trù úm hay bất mãn
vì bị phân biệt đối xử chẳng hạn, nhưng không có lý do nào thuyết phục cả. Đặc
biệt, một người khoác trên mình chiếc áo “của nghề cao quý – giáo viên” mà lại
đi lôi kéo, kích động, nhằm tạo ra sự bất ổn về chính trị tư tưởng, làm cơ
sở cho những vụ gây rối trật tự an ninh trong đời sống sinh viên và trong xã hội,
thì không thể nào chấp nhận được.
Rõ ràng là ngay từ đầu, ông trở lại Việt Nam không phải
xuất phát từ tình yêu quê hương và khát khao được cống hiến cho nước nhà mà
theo chỉ thị của tổ chức khủng bố Việt Tân. Ông đã lợi dụng giảng đường để làm
nơi tuyên truyền, xuyên tạc, mua chuộc, lôi kéo sinh viên vào con đường lầm
lạc chống lại Nhà nước. Chính ông đã quay lưng lại với đất nước, chối bỏ quốc tịch
Việt Nam. Chính ông chứ không ai khác đã tự tước đi hai tiếng thiêng liêng
Việt Nam trong con người mình.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề
cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng
tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Tư cách của người thầy có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đến sự phát triển của học trò. Bởi cùng với việc dạy
kiến thức, nghề dạy học còn góp phần rèn dũa nhân cách của những con người – vốn
quý của dân tộc. Với thiên chức ấy, có những giáo viên dù đã nghỉ hưu từ lâu hoặc
đã chuyển sang công tác khác vẫn được nhiều thế hệ học trò trân trọng, quý mến.
Nhưng khi nhắc tới “thầy giáo” Phạm Minh Hoàng thì chắc rằng, những người từng
là học trò ông sẽ cảm thấy buồn và thất vọng lắm.
Hành vi của “thầy” Hoàng không chỉ là sự sai đường lạc lối,
lệch lạc về tư cách người giáo viên nhân dân mà còn xâm phạm nghiêm trọng đến
an ninh quốc gia. Chính vì vậy, cần phải được xử lý nghiêm minh, để trả lại
danh dự cho những người thầy chân chính, và để ngành giáo dục được sạch trong
hơn.
Tất cả những kẻ bán nước cầu vinh phải bị pháp luật trừng trị thích đáng
Trả lờiXóa