Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

ĐIỀU KHIỂN, ĐIỀU CHỈNH CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ TẬP THỂ THEO HƯỚNG TÍCH CỰC GÓP PHẦN ĐẤU TRANH VỚI ÂM MƯU “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH


Sự hình thành và phát triển bầu không khí tâm lý tập thể luôn chịu sự chi phối, ảnh hưởng bởi các hiện tượng tâm lý tập thể khác. Điều khiển, điều chỉnh các hiện tượng tâm lý tập thể theo hướng tích cực là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao tính tích cực của bầu không khí tâm lý trong tập thể, làm cho mọi người trong tập thể miễn dịch trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Các biện pháp tạo ra tâm trạng vui vẻ, phấn khởi trong tập, như: Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, … Đồng thời, xây dựng các mối quan hệ qua lại theo hướng tích cực, điều chỉnh dư luận, hướng vào việc xây dựng tập thể vững mạnh. Vai trò của đội ngũ cán bộ, của các đảng viên, đoàn viên tiên tiến được phát huy rất cao trong việc dẫn dắt dư luận của tập thể, hướng dư luận tập thể vào phục vụ cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu. Muốn nâng cao tính tích cực của bầu không khí tâm lý tập thể, người lãnh đạo, quản lý cần thực hiện tốt biện pháp điều khiển, điều chỉnh các hiện tượng tâm lý tập thể theo hướng tích cực. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đặt ra vấn đề: Cần phải xây dựng dư luận xã hội lành mạnh, và dùng sức mạnh của pháp chế xã hội chủ nghĩa kết hợp với sức mạnh của dư luận quần chúng để đấu tranh với các hành vi phạm pháp. Hướng dư luận vào việc xây dựng mối quan hệ tích cực giữa các thành viên trong tập thể bao gồm cả việc nâng cao nhận thức cho mọi người, định hướng, dẫn dắt thái độ của họ, hướng thái độ của họ vào việc động viên, khích lệ những biểu hiện tích cực trong quan hệ, phê phán những biểu hiện lệch lạc trong quan hệ, trong lối sống. Với phương hướng trên, cần nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt cho các thành viên trong tập thể, đặc biệt là hiểu biết về những chuẩn mực trong quan hệ của người quân nhân cách mạng, từ đó giúp mọi người có đủ khả năng để phân biệt đúng, sai, nhận dạng chính xác các loại quan hệ. Đồng thời với việc nâng cao trình độ mọi mặt cho các thành viên của tập thể, người lãnh đạo còn phải chú trọng tới việc tạo ra sự thống nhất đánh giá, hình thành thái độ phù hợp, hướng thái độ chung của tập thể vào xây dựng mối quan hệ tích cực. Để làm được việc đó cần tạo điều kiện để các ý kiến được cọ sát, trao đổi với nhau, thông qua các hình thức sinh hoạt phong phú như toạ đàm, trao đổi... Người  lãnh đạo - quản lý cũng cần sử dụng uy tín của mình, vai trò của lực lượng nòng cốt để dẫn dắt dư luận tập thể, ngăn chặn kịp thời những thông tin xấu có thể đưa đến dư luận tiêu cực, phá vỡ mối quan hệ đoàn kết trong tập thể. Đồng thời chủ động tạo ra tâm trạng tích cực trong tập thể. Để các tập thể có tâm trạng tích cực, người lãnh đạo - quản lý cần chú ý: trong một số trường hợp phải duy trì sự phấn khích nhiệt tình của tập thể; trong trường hợp khác lại phải biết tác động hoặc tạo ra các điều kiện khách quan làm nảy sinh tâm trạng trên tích cực của họ, đồng thời phải biết ngăn ngừa và thủ tiêu sớm các tâm trạng tiêu cực. Để điều chỉnh tâm trạng của tập thể theo hướng tích cực còn phải chú trọng tới xây dựng mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể với nhau, bởi vì “Tâm trạng của mỗi người chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào cách cư xử của những người mà chúng ta giao tiếp”[1]. Chính vì vậy, người lãnh đạo cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các tổ chức trong tập thể, bằng nhiều hình thức phong phú để củng cố, phát triển tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Sử dụng hợp lí các biện pháp kích thích tinh thần, đảm bảo công bằng trong đánh giá, tổ chức khoa học các hoạt động của tập thể. Điều đặc biệt chú ý là phải bình tĩnh, động viên kịp thời các thành viên trong tập thể trước những khó khăn và trước những biến động của xã hội. Làm tốt vấn đề trên sẽ tạo điều kiện hình thành nên tâm trạng tích cực, ngăn ngừa những nguyên nhân dẫn đến tâm trạng tiêu cực trong tập thể. Nhất thiết phải hình thành các truyền thống tốt đẹp, ngăn ngừa sự nảy sinh của tập tục xấu, tin đồn thất thiệt trong tập thể. Cùng với các hiện tượng tâm lý xã hội khác, truyền thống trong tập thể ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng và phát triển bầu không khí tâm lý tích cực. Với truyền thống tốt, có vai trò gắn bó mọi thành viên với tập thể, tăng thêm lòng tự hào của mọi người với tập thể, điều chỉnh hành vi của mỗi thành viên theo hướng tích cực. Thực tế cho thấy, tập thể nào có bề dầy truyền thống tốt trong học tập, rèn luyện, công tác thì ở đó ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên với tập thể sẽ cao hơn, quan hệ giữa những con người trong tập thể diễn ra tốt đẹp hơn và ở đó sẽ thuận lợi hơn trong việc thống nhất mục đích hoạt động chung của tập thể. Để xây dựng truyền thống tốt đẹp trong tập thể, cần phải làm tốt công tác giáo dục truyền thống. Thông qua giáo dục giúp cho mọi người nhận thức đúng đắn về truyền thống của dân tộc, của đơn vị, vận động và thuyết phục mọi người kế thừa và phát triển những truyền thống tốt đẹp mà thế hệ đi trước để lại. Đồng thời với việc xây dựng các truyền thống tốt đẹp trong tập thể, người cán bộ cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời sự ra đời của các thói quen xấu. Thông qua sức mạnh của dư luận, phê phán những biểu hiện lệch lạc, đi ngược lại lợi ích chung của tập thể, xã hội, nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp của tập thể.





[1] Hoàng Linh (chủ biên), Tâm lý học quân sự, NXB QĐND, Hà Nội, 1998, tr248.

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống lại bọn phản động và các thế lực thù địch

    Trả lờiXóa