Thời
gian gần đây, các thế lực thù địch đẩy mạnh việc tuyên truyền cho một luận điểm
phá hoại tư tưởng đó là chỉ có thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập
thì Việt Nam mới có dân chủ, xã hội Việt Nam mới có thể phát triển sánh kịp với
các quốc gia khác trên thế giới. Và ngược lại, nếu vẫn duy trì chế độ một đảng
thì sẽ đồng nghĩa với độc tài, sẽ cản trở quá trình phát triển của đất nước.
Có thể thấy rằng, đây là một luận điệu hết sức nguy hiểm, bởi nó cố
tình đánh đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ và phát triển. Với những
người có nhận thức chính trị không vững vàng có thể dễ dàng bị đánh lừa bởi luận
điệu này, từ đó cổ súy cho việc thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng tại Việt
Nam. Việc nhận diện đầy đủ và đấu tranh phản bác, thuyết phục, vạch rõ những điểm
giả dối, phản cách mạng, phản khoa học trong luận điệu “đa nguyên, đa đảng đồng
nghĩa với dân chủ, phát triển” là vô cùng quan trọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng,
bảo vệ nền tảng tư tưởng của chế độ hiện nay.
Trước
hết cần làm rõ, Việt Nam hiện nay có cần thiết phải thực hiện đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập không? Câu trả lời là không. Xuất phát từ mấy điểm sau:
Một
là, sự
lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử.
Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với đất nước là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, là ý nguyện của
toàn thể nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vừa tuân theo quy luật chung,
vừa tuân theo quy luật lịch sử đặc thù của Việt Nam, giải quyết được cuộc khủng
hoảng về đường lối giải phóng dân tộc. Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX, cả nước ta chìm trong lầm than nô lệ của thực dân Pháp. Nhiều phong
trào yêu nước đã xuất hiện như phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, Yên
Bái nhưng lần lượt thất bại. Việc tìm kiếm con đường cứu nước của các chí sĩ tiền
bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... đều rơi vào bế tắc. Trong bối cảnh đó,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và chính Người đã
có công truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị điều kiện tiền đề
về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc ra đời của Đảng Cộng sản. Cũng chính
nhờ sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam mà phong trào công nhân và
phong trào yêu nước có điều kiện phát triển mạnh mẽ và dẫn tới sự hình thành
các tổ chức cộng sản. Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản
đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn tiếp tục thúc đẩy
phong trào cách mạng phát triển, nhưng cũng đặt ra một yêu cầu bức thiết rằng,
cần phải hợp nhất ba tổ chức thành một tổ chức thống nhất để đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Và sự ra đời của Đảng Cộng sản sau Hội
nghị hợp nhất ngày 03-02-1930 dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là một
tất yếu của lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ cách mạng Việt Nam khủng
hoảng về đường lối, mở ra một thời đại mới cho lịch sử đất nước.
Giai đoạn từ 1930-1945, lịch sử Việt Nam chứng minh, chỉ có Đảng Cộng
sản chứ không có bất kỳ tổ chức, đảng phái chính trị nào lãnh đạo cách mạng Việt
Nam. Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 dẫn tới sự ra đời của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là công lao của Đảng Cộng sản. Đến năm 1946, do
bối cảnh tình hình chính trị lúc đó, tại Việt Nam ngoài Đảng Cộng sản, xuất hiện
thêm hai đảng khác là Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội.
Tuy nhiên, về thực chất lãnh đạo cách mạng Việt Nam vẫn chỉ có Đảng Cộng sản,
còn hai đảng Việt Quốc và Việt Cách “theo đuôi Tưởng” không hề đứng về lợi ích
dân tộc. Cho đến khi quân Tưởng rút khỏi Việt Nam, hai đảng này cũng ra đi theo
quân Tưởng, trên vũ đài chính trị chỉ còn lại duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo. Sự xuất hiện và rút lui của hai đảng Việt Cách và Việt Quốc cho thấy,
chỉ có Đảng Cộng sản là được nhân dân và lịch sử Việt Nam lựa chọn, còn những đảng
phái không đứng về nhân dân đã bị chính lịch sử và nhân dân ta loại bỏ. Thời kỳ
sau đó, bên cạnh Đảng Cộng sản cũng tồn tại hai đảng khác là Đảng Dân chủ Việt
Nam và Đảng Xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai đảng này đều thừa nhận vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sau đó tuyên bố tự giải thể vì đã hoàn thành nhiệm
vụ lịch sử của mình.
Thật vậy, Việt Nam đã từng có chế độ đa đảng, nhưng chính lịch sử
và nhân dân Việt Nam đã phủ định chế độ đó. Thực tế đã chứng minh rằng, Đảng Cộng
sản Việt Nam chưa bao giờ và không bao giờ tự ban cho mình quyền lãnh đạo nhà
nước và xã hội, mà vai trò đó là nhiệm vụ cao cả mà nhân dân Việt Nam tin tưởng
giao phó. Ngay từ khi thành lập cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đội
tiên phong, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, trung thành với lợi ích của nhân
dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Đây là sự lựa chọn của lịch sử.
Hai là, sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản đã đưa đất nước phát triển. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có đường lối lãnh đạo đúng đắn, đã đưa cách mạng Việt Nam
giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Năm 1945, chỉ 15 năm sau ngày thành
lập với khoảng 5.000 đảng viên, Đảng đã lãnh đạo toàn thể nhân dân làm nên cuộc
Tổng khởi nghĩa tháng Tám lịch sử, lật đổ ách áp bức của thực dân phong kiến, lập
ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nhân dân Việt Nam bước vào kỷ nguyên
mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do. Sau đó, Đảng lại lãnh đạo nhân dân làm nên
hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tạo ra những
chiến thắng vang dội địa cầu và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đất nước.
Với đường lối đổi mới đúng đắn, Đảng đang lãnh đạo toàn dân thực hiện thành
công sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước từ nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá bởi chiến
tranh, trở thành một quốc gia đang phát triển năng động, đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, uy tín, vị thế Việt Nam không
ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam cũng
là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Quốc phòng, an ninh được
giữ vững, văn hóa, xã hội có nhiều bước phát triển. Có thể khẳng định, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, vì thế
không cần thiết phải thực hiện đa nguyên, đa đảng.
Ba là, dân chủ, phát triển không
đồng nghĩa với đa nguyên, đa đảng và thực hiện đa nguyên, đa đảng không đồng
nghĩa với sẽ có dân chủ và phát triển.
Dân
chủ là phạm trù lịch sử, xuất hiện khi nhà nước xuất hiện và mỗi nền dân chủ phải
gắn với một nhà nước nhất định, được pháp luật quy định về quyền công dân, nó
tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong giai đoạn lịch sử
tương ứng. Trong phê phán cương lĩnh Gôta, C.Mác viết: “Quyền không bao giờ có
thể ở mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa, xã hội do chế độ
kinh tế đó quyết định”. Mỗi nước có những đặc thù và trình độ phát triển về
kinh tế, chính trị, lịch sử,... khác nhau, do đó có nền dân chủ khác nhau.
Chính những yếu tố đó quy định dân chủ chứ không phải là cơ chế đa nguyên, đa đảng
hay một đảng. Quan điểm cho rằng, đa đảng thì có dân chủ và một đảng thì mất
dân chủ thực ra là một trò “lập lờ đánh lận con đen” nhằm cổ vũ cho việc thiết
lập cơ chế đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam.
Thực
hiện đa nguyên, đa đảng không đồng nghĩa với việc sẽ có dân chủ, với việc sẽ
đưa đất nước phát triển. Thực tiễn, nhiều nước đã chứng minh rằng, có những nước
đa đảng nhưng vẫn thuộc loại nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cũng có những
nước chỉ một đảng lãnh đạo nhưng vẫn là nước rất phát triển với đời sống nhân
dân sung túc. Điều đó có nghĩa là đa nguyên, đa đảng không phải là cứu cánh cho
sự phát triển. Vấn đề quan trọng nằm ở chỗ không phải là đa đảng hay một đảng
lãnh đạo mà quan trọng nhất đó là đường lối lãnh đạo đúng đắn của đảng cầm quyền.
Và như đã khẳng định, tại Việt Nam hiện nay, với đường lối lãnh đạo sáng suốt,
Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang đưa đất nước phát triển, người dân cả nước đều
được hưởng thành quả của sự nghiệp đổi mới, dân chủ vẫn đang được mở rộng và
nhân quyền của người dân luôn được đảm bảo. Việc Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc là một trong những minh chứng
điển hình cho vấn đề Việt Nam có dân chủ, nhân quyền hay là không.
Hơn nữa, cần phân biệt rõ giữa đa đảng, đa nguyên với đa đảng, nhất
nguyên. Một số người, kể cả cán bộ, đảng viên mơ hồ vẫn thường lấy thể chế
chính trị của Mỹ để ca ngợi cho tính ưu việt của mô hình đa nguyên, đa đảng. Ấy
thế nhưng, nếu tìm hiểu kỹ thấy rõ một điều rằng, ở Mỹ chỉ có hai đảng thay
nhau lãnh đạo xã hội Mỹ, đó là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Về bản chất, đây
đều là đảng của giai cấp tư sản. Vậy thực chất nền chính trị Mỹ là đa đảng
nhưng nhất nguyên chứ không phải đa đảng, đa nguyên như nhiều người nhầm tưởng.
Tương tự như thế, ở một số nước tư bản phương Tây khác, mặc dù Đảng Cộng sản có
thể được cho tồn tại nhưng nếu giai cấp tư sản cảm nhận thấy sự tồn tại đó có
khả năng uy hiếp, đe dọa đến sự lãnh đạo, thống trị xã hội của họ thì ngay lập
tức, Đảng Cộng sản đó sẽ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Tóm lại, vì nhiều lý do, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn
cho thấy, luận điểm muốn mở rộng dân chủ và phát triển xã hội, Việt Nam phải thực
hiện đa nguyên, đa đảng là một luận điểm sai trái. Việt Nam hiện nay không cần
thiết phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Với sự cố gắng nỗ lực
của toàn dân, toàn quân, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản, chắc chắn
Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trên con đường tiến lên chủ
nghĩa xã hội.
Các thế lực thù địch luôn cổ súy cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, với động cơ chính trị đen tối, đó là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì vậy chúng ta phải cảnh giác
Trả lờiXóa