Dân tộc ta đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử tưởng chừng
như không thể gượng dậy để bước đi tiếp. Vượt lên trên tất cả, nén đau thương
thành hành động, dân tộc ta lại vững bước đi qua những cơn nguy biến để tiếp tục
duy trì sự sống của mình. Chính trong hoàn cảnh nghiệt ngã, bi thương, lại nảy
nở và xuất hiện những mùa xuân tươi đẹp cho đất nước, Cách mạng Tháng Tám năm
1945 - là một sự kiện như thế, đó là cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc đem lại độc
lập, tự do, hạnh phúc cho muôn dân. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá về
ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945:“Chẳng
những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao
động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần
đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một
Ðảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”1.
Thế mà trong những ngày tháng 8 mùa thu lịch sử này, khi mà toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta đang hướng về cội nguồn, về ông cha với niềm thành
kính, biết ơn, trân trọng thì trên các trang mạng xã hội lại xuất hiện bài viết
với nội dung xuyên tạc, bóp méo lịch sử, phủ nhận thành quả Cách mạng tháng Tám
năm 1945, họ cho rằng: Cách mạng tháng Tám thắng lợi là do phe đồng mình bị
đánh bại, nên Việt Nam mới vớ bở; thực chất của Cách mạng tháng Tám là do Việt
Minh lãnh đạo giành được từ chính phủ Bảo Đại, chứ không phải do Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; Cách mạng tháng Tám thắng lợi là do
có sự giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa; trắng trợn hơn họ còn cho rằng, Cách mạng
tháng Tám là thảm hoạ của dân tộc… Sự thật lịch sử có phải là như vậy không,
hay đó chỉ là những âm mưu, thủ đoạn của những kẻ vong ơn bội nghĩa, cơ hội
chính trị nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc để xoá bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hơn ai hết, nhân dân ta và những người trực tiếp tham gia vào những
ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền sẽ hiểu thấu đáo hơn về giá trị và thành
quả to lớn của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đó là sự hy sinh sương máu của biết
bao người con ưu tú của dân tộc, của quá trình khảo nghiệm cách mạng đầy gian
lao, vất vả của những hiền nhân, trí sĩ; đó còn là quá trình bôn ba đầy sóng
gió trong cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, như Trần
Dân Tiên đã nói: Nó là hoa là quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng
đã hy sinh của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập
trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường,... là kết
quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn 20 triệu nhân dân Việt
Nam”2.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và giành
thắng lợi là kết quả của 15 năm diễn tập trải qua ba cao trào Cách mạng: cao trào 1930 - 1931 đỉnh cao là Xô - Viết
Nghệ Tĩnh, cuộc vận động dân sinh, dân chủ đòi những quyền lợi chính đáng cho
người lao động 1936 - 1939. Cao trào Cách mạng 1939 -1945 đỉnh cao là cao trào
kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đó là những bước
tập dượt quan trọng của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn,
sáng suốt của Đảng ta và Bác Hồ để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền
trên phạm vi cả nước.
Bước sang năm 1940 tình hình thế giới đang có
nhiều diễn biến thay đổi theo hướng có lợi cho phong trào cách mạng, ở mặt trận
phía Tây Hồng quân Liên Xô đã mở cuộc phản công tiến công lại Phát Xít Đức,
quân Pháp bại trận trên khắp chiến trường không có đủ sức để thống trị như cũ
được nữa, trước tình hình như vậy, chúng đã đê hèn, đốn mặt quỳ gối dâng Đông
Dương cho Nhật, chỉ trong vòng 5 năm chúng đã hai lần bán dẻ nước ta cho Nhật, dân tộc ta phải chịu cảnh “một cổ hai chòng”
, người nông dân vốn đã bần cùng hóa lại càng rơi vào cảnh màn trời chiếu đất.
Nhật nhảy vào Đông Dương lại cho thi hành những chính sách vơ vét mới hết sức
thâm độc và nham hiểm như: chúng bắt nhân dân ta nhổ lúa chồng đu đủ, thầu dâu
và cây đay để phục vụ cho nhu cầu chính quốc, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý,
bọn cường hào, địa chủ nhân cơ hội này cũng ra sức “bòn rút,đục khoét, vơ
vét” lúa gạo của nhân dân để làm cho hầu
bao của chúng ngày càng nhiều hơn. Cả dân tộc Việt Nam như một đống cỏ khô, chỉ cần một
tàn thuốc rơi xuống là có thể cháy bùng lên mạnh mẽ. Hậu quả của những chính
sách, thủ đoạn đó là tết Ất Dậu năm 1945 có hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết
đói, mà đến nay mỗi khi nhớ về thảm kịch đó không ai trong chúng ta là không khỏi
dùng mình, xót thương cho một kiếp người.
Trước tình hình như vậy, Trung ương Đảng đã
ra chỉ thị “ Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” để cứu đói cho nhân dân, đồng thời, phát động
cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa. Giữa lúc phong trào yêu
nước đang diễn ra sôi nổi và rộng khắp thì,
Tháng 10 năm 1944, cục diện chiến tranh thế giới thứ hai đã bắt đầu đi đến hồi
kết, Hồng quân Liên Xô đã đánh lùi quân Đức ra khỏi biên giới Liên Xô và đang
tiến qua Trung Âu, quân Nhật thất bại thảm hại ở chiến trường Thái Bình Dương,
trước tình hình như vậy,Người đã có nhận định quan trọng: cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong
một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh . Tuy
nhiên, “nhanh” nhưng không nóng vội, vì vậy Người đã chỉ thị thành lập đội “Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân” vào ngày 22 tháng 12 năm 1944.
Trong suốt đầu năm 1945,
Trung ương Đảng luôn chú ý đến vấn đề “cuộc đảo chính của phát-xít Nhật” nhằm
hướng công tác chuẩn bị của Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng chủ động
đón nhận nó. Vì vậy, ngày 9 tháng 3 năm 1945, nhận thấy Nhật sắp lật Pháp đến
nơi, đồng chí Trường Chinh đã triệu tập Hội nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng
ngay trong tối 9 tháng 3 năm 1945. Hội nghị bắt đầu họp ở làng Đình Bảng (Từ
Sơn - Bắc Ninh) thì phát xít Nhật nổ súng đánh Pháp ở Hà Nội và trên toàn Đông
Dương. Hội nghị đoán trước sự thất bại của Pháp, thắng lợi tạm thời của quân đội
Nhật và cuộc đảo chính sẽ tạo ra một tình hình khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm
cho những điều kiện khởi nghĩa của Đông Dương chưa chín muồi đang đi tới chín
muồi nhanh chóng. Vì vậy, Hội nghị đã ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta” vào ngày 12 tháng 3 năm 1945. Ðảng quyết định phát động cao
trào chống Nhật cứu nước. Giữa trưa ngày 13 tháng 8 năm 1945, Nhật hoàng
tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh trên sóng phát thanh của Nhật Bản. Trong thời gian ngắn từ ngày 18.8 đến 28.8 chính quyền đã về tay
nhân dân. Ngay sau khi cách mạng tháng tám năm 1945 giành được thắng lợi Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa từ đây lịch sử của dân tộc ta đã bước sang một trang mới. Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một kỳ tích
trong lịch sử phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Một cuộc khởi nghĩa
của toàn dân, diễn ra trên toàn quốc, về cơ bản trong cùng một thời gian, làm
ra “10 ngày rung chuyển thế giới” theo cách của mình, thúc đẩy thế giới của chủ
nghĩa đế quốc thực dân đi đến suy tàn và sụp đổ. Do vậy, có thể khẳng định Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 chính là cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc, là sự vươn
lên từ trong đau thương nghiệt ngã để khẳng định sức sống mãnh liệt của con người
Việt Nam mà không một sức mạnh lực lượng nào có thể đè bẹp được ý chí bản lĩnh
của con người Việt Nam.
Những ai cố tình
quay lưng, ngoảnh mặt, tiếp tục “bắn vào” quá khứ hào hùng của lịch sử dân tộc
trong thời đại Hồ Chí Minh, “gieo gió, ắt sẽ gặp bão”. Cách mạng tháng Tám
không phải là một tai hoạ, cũng chẳng phải là sự ăn may của lịch sử, mà nó là
niềm tự hào của dân tộc Việt Nam
và nhân loại tiến bộ trên thế giới.
Mọi âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động và các thế lực thù địch nhất định sẽ bị lột trần và thất bại
Trả lờiXóa